(Nghesiviet.info) – Nhạc sĩ Dương Thụ, cái tên đã quá quen thuộc. Ông là ‘tượng đài’ của âm nhạc Việt Nam. Đặc biệt, chính ông là người nâng đỡ, có những sáng tác để đời giúp 3 Diva làng nhạc là Thanh Lam, Hồng Nhung và Mỹ Linh tỏa sáng trên sân khấu. Vậy vị nhạc sĩ ‘quyền lực’ này là ai? Theo dõi tạp chí Người nổi tiếng để đón đọc nhiều hơn những thông tin về ông nhé!
Bên cạnh cái tên Dương Thụ, vị nhạc sĩ tài danh còn dùng nhiều bút danh khác như Trần Xuân Nam, Vân Đình hay Ái Nhạc. Với nhiều ấn phẩm khác nhau, ông thường thay đổi ngòi bút cho phù hợp.
Dương Thụ sinh ngày 10 tháng 2 năm 1943 tại thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Ông vô cùng thành công trong lĩnh vực âm nhạc. Tên tuổi Dương Thụ gắn liền với nhiều ‘bóng hồng’ trên sân khấu nhưng ngoài đời, nhà soạn nhạc lại là người cực kỳ kín tiếng và chung tình.
‘Danh gia vọng tộc’ ở đất Kinh Kỳ
Dương Thụ là ‘hậu duệ’ của gia tộc họ Dương nổi tiếng tại Hà Nội. Theo đó, trong dòng tộc của ông có đến hai tiến sĩ triều Nguyễn và họ đều từng vào Triều làm quan là Dương Khuê và Dương Lâm. Hơn thế, Dương Thụ còn là cháu họ của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước và Giáo sư Tiến sĩ Dương Thiệu Tống.
Chỉ dựa vào gia phả sáng chói này, khán giả cũng có thể hình dung gia cảnh của nhạc sĩ giàu sang và hiển hách cỡ nào.
Nhưng một cuộc gia biến đã xảy ra với Dương Thụ trong cuộc cải cách ruộng đất của chính quyền mới, gia đình ông phải ly tán và mất hết tài sản. Từ đây, cuộc đời cơ cực đến với nhạc sĩ tài hoa.
Con đường học vấn nhiều gian nan
Dương Thụ phải tự mình kiếm tiền để trang trải việc học. Vốn có trí tuệ thiên bẩm được kế thừa từ bậc cha chú trong dòng họ, chàng trai trẻ quyết chí học tập và phải trở thành một bậc ‘kỳ tài’.
Dương Thụ tốt nghiệp khoa Văn tại Đại học Sư phạm Hà Nội vào năm 1965. Sau đó, nam nhạc sĩ được điều lên Tuyên Quang để dạy học cấp 3. Tại đây, Dương Thụ đã có bản nhạc sáng tác đầu tiên mang tên Nhớ làng xưa. Bài hát được phát sóng trên Đài Tiếng nói Việt Nam năm 1962.
Với năng khiếu âm nhạc cùng niềm đam mê với nhạc khí, Dương Thụ thi vào khoa Sáng tác của Nhạc viện Hà Nội. Năm ấy, Dương Thụ là ‘đồng môn’ với nhạc sĩ Nguyễn Cường và nhạc sĩ Trần Tiến.
Nhưng cái sự học âm nhạc chưa kéo dài được bao lâu thì biến cố chính trị khiến Dương Thụ phải quay về Tuyên Quang. Bôn ba nhiều năm, mãi đến 1982, Dương Thụ mới hoạt động âm nhạc chính thức.
Ông vừa sáng tác vừa đảm nhận vai trò chỉ đạo nghệ thuật. Một thời gian ngắn sau, Dương Thụ được chọn ngồi vào chiếc ghế biên tập cho Nhà xuất bản Âm nhạc và Ðĩa hát Việt Nam, Tạp chí Âm nhạc của Hội Nhạc sĩ Việt Nam.
Sự nghiệp gắn liền với 3 ‘bóng hồng’ tài năng của sân khấu Việt Nam
Nhắc đến con đường sáng tác của nhạc sĩ Dương Thụ, bạn không thể bỏ qua sự xuất hiện của 3 ‘giai nhân’ đình đám đất Hà Thành, đó là Hồng Nhung, Thanh Lam và Mỹ Linh.
Những bài hát mới của Dương Thụ đều thu hút sự chú ý từ ba cô gái này. Còn từng có giai thoại cả 3 Diva làng nhạc tranh nhau một bài hát của nam nhạc sĩ. Thực hư của câu chuyện này chính chủ không chia sẻ, nhưng có một sự thật rằng, cả 3 ‘Thiên hậu’ âm nhạc này đều thành danh từ sáng tác của Dương Thụ.
Hồng Nhung từng chia sẻ: “Tôi may mắn được bắt đầu sự nghiệp bằng âm nhạc của chú Thụ, rất hợp với lối hát và lối thể hiện cảm xúc của mình. Điều hạnh phúc nhất của người nghệ sĩ là được khán giả yêu mến mình với tính cách âm nhạc riêng của mình. Và nhạc Dương Thụ vẫn luôn là một gia tài trong con đường âm nhạc gắn liền với cái tên Hồng Nhung”.
‘Hiện thân’ của âm nhạc thời đại
Nhạc sĩ Dương Thụ được xem là ‘cây đại thụ’ của nền âm nhạc đương đại nước ta. Các sáng tác của ông chất chứa nhiều suy tư, trăn trở về đời, về đất nước và về dân tộc.
Len soi bên trong đó còn có một thứ tình cảm ‘rất con người’ mà không phải ai cũng cảm nhận được. Suối nguồn tình cảm ấy được hình thành từ vốn sống, kinh nghiệm sống phong phú của chính tác giả.
Có thể nói, nam nhạc sĩ là người đi trước thời đại. Ông biến những điều mơ hồ thành nốt nhạc hữu hình. Mọi thứ được đánh thức từ tận sâu trong tâm khảm những trái tim chịu nhiều tổn thương.
Có lẽ vì thế, có một dạo, nhạc Dương Thụ trở nên kén người nghe. Nhưng nó lại mang nhiều giá trị nhân văn sâu sắc. Sáng tác của Dương Thụ trở thành ‘món quà đắt giá’ cho những người biết thưởng thức.
Các tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp đồ sộ của ông có thể kể đến như Em đi qua tôi, Họa mi hót trong mưa, Cháu vẽ ông mặt trời, Để tình yêu hát… Tất cả đều đạt được thành công rực rỡ khi ra mắt. Mãi đến tận ngày nay, người ta vẫn nghe đi nghe lại những khúc hát quen thuộc ấy như một ký ức của âm nhạc thời đại.
Cuộc sống ở giai đoạn chiều tà
Đời tư của nhạc sĩ Dương Thụ khá kín tiếng. Ông ít đem gia đình phơi bày trước ánh đèn sân khấu. Bởi đó là của riêng ông. Vợ Dương Thụ là bà Phạm Thị Thu Thủy. Bà từng làm nữ phóng viên của tờ báo Thể thao và Văn hóa.
Sau khi tuổi đã xế chiều, Dương Thụ cùng vợ mở một quán Cafe 3a Ngô Quyền ở Hà Nội. Ông luôn yêu mến vùng đất này như máu, thịt và trái tim ông.
“Tôi yêu Hà Nội vỉa hè. Mỗi lần ra đây tôi thích được sà vào hàng nước, uống nước trà, nói chuyện với những người bán nước, bán hoa quả. Hà Nội cứ tự nhiên vào trong tôi như thế. Tôi không có cái hào hoa của người Hà Nội mà có chút chân thành, bình dị của người lao động” – Dương Thụ chia sẻ.
Xem thêm: Tiểu sử nhạc sĩ Dương Thụ
- Họ và tên: Dương Thụ
- Sinh nhật: 10.02.1943
- Dân tộc: Kinh
- Nguyên quán: Thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội
- Nơi ở hiện tại: Hà Nội
- Nghề nghiệp: Nhạc sĩ – Chỉ đạo nghệ thuật – Sản xuất âm nhạc – Người viết lời