Tiểu sử nhạc sĩ Đỗ Kim Bảng và những nhạc phẩm bất hủ?

Cậu thanh niên Đỗ Kim Bảng ngày ấy, khi mới 15 tuổi đã bắt đầu tập viết nhạc. Chỉ sau một vài năm phát triển thần tốc, nhạc phẩm Mục Kiền Liên đã được ca sĩ Hà Thanh thu đĩa và sử dụng rộng rãi trong phong trào Phật giáo đang nở rộ ở Huế.

Hơn 70 năm gắn bó với với dòng nhạc vàng, cái tài, cái tâm, sự thâm trầm thể hiện trong mỗi nhạc phẩm của nhạc sĩ Đỗ Kim Bảng đã sớm vươn xa rộng khắp. Dù là ở Việt Nam, hay lúc đã sang Boston, ông vẫn khiến những trái tim rung cảm trước âm nhạc, trước nhạc vàng cảm thấy mãn nguyện, tâm đắc khi được thưởng thức những ca từ do chính ông viết nên.

Nhạc phẩm “Mùa thi” là bài hát gối đầu của thế hệ học sinh trước và sau năm 1975?

Nhạc phẩm “Mùa thi” là một trong số, những sáng tác đầu tay của nhạc sĩ trẻ tuổi, tài ba khi ấy, nhạc sĩ Đỗ Kim Bảng. Ban đầu ông viết ra theo cảm hứng cá nhân, không thể ngờ được, bài hát lại tạo thành một làn sóng lan rộng khắp thế hệ trẻ lúc bấy giờ. Khi nhạc phẩm “Mùa thi” được trình bày trong dịp phát phần thưởng của trường Khải Định vào Hè năm 1952.

Đánh giá cao tài năng trẻ Đỗ Kim Bảng, ông Tăng Duyệt – Giám đốc Nhà xuất bản Tinh Hoa đã đề nghị mua bản quyền tác phẩm với mức phí là 1000 đồng/năm. Bên cạnh đó chỉ sau một thời gian ngắn, chính sự biểu diễn thành công nhạc phẩm này, của ban hợp ca Thăng Long tại Sài Gòn và ban Gió Nam tại Hà Nội, đã giúp “Mùa thi” được phổ biến rộng rãi trên toàn quốc.

Nhạc sĩ Đỗ Kim Bảng và danh ca Hoàng Oanh
Nhạc sĩ Đỗ Kim Bảng và danh ca Hoàng Oanh, ảnh chụp ngày 28.01.2017 ·

Đôi nét về nhạc sĩ Đỗ Kim Bảng

Nhạc sĩ Đỗ Kim Bảng và những nhạc phẩm bất hủ?

  • Mùa thi (1951)
  • Mục Kiền Liên (1952)
  • Tiếng hò thôn Vỹ (1952) *
  • Mưa đêm ngoại ô (1961)
  • Bước chân chiều Chủ Nhật (1963)
  • Xin dìu nhau đến Tình yêu (1965)
  • Vòng tay giữ trọn ân tình (với nhạc sĩ Y Vân)
  • Sương đêm
  • Chủ Nhật buồn (1969)
  • Mùa thương tay đợi mắt chờ (với nhạc sĩ Y Vân)
  • Những người đi giữ quê hương (trường ca) **
  • Trắng đêm kỷ niệm
  • Muộn màng
  • Khúc hát ngày mai
  • Xuân vẫn còn xuân
  • Hẹn em mùa xuân thắm

Nhà giáo, nhạc sĩ Đỗ Kim Bảng sau sự thành công của nhạc phẩm “Mùa thi”?

Nhà giáo Đỗ Kim Bảng
Nhạc sĩ Đỗ Kim Bảng sau sự thành công của nhạc phẩm “Mùa thi”.
Năm 1953, ông ra Hà Nội học Văn khoa và Cao đẳng sư phạm. Tại đây ông được nhạc sĩ Hùng Lân chỉ dạy thêm về nhạc lý.
Năm 1954, ông theo đoàn sinh viên miền Bắc Việt Nam di cư vào Nam để học tiếp Cao đẳng Sư phạm, đến năm 1955 thì tốt nghiệp.
Năm 1955 – 1960, ông được Bộ Quốc phòng giao trọng tránh, phụ trách văn hóa trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt.
Năm 1960, ông nhập ngũ khoá 21 trường Bộ binh Thủ Đức. Sau khi mãn khoá với cấp bậc Chuẩn úy thì được điều về phòng Văn nghệ Cục Tâm lý chiến, phục vụ từ 1965-1969.
Năm 1969, ông được Bộ Giáo dục biệt phái về trường Trần Lục dạy học cho đến tháng 4 năm 1975.
Năm 1980, ông cùng gia đình sang Mỹ, sinh sống tại tiểu bang Massachusetts – Boston. Tại đây, ông tiếp tục dạy song ngữ cho đến lúc nghỉ hưu.

Nhạc sĩ Đỗ Kim Bảng, huyền thoại của những nhạc phẩm bất hủ?

Được cống hiến cho nghệ thuật, được cùng nhạc vàng trải lòng về chuyện đời, chuyện người, là đam mê chưa bao giờ nguôi trong trái tim đầy trắc ẩn của người nhạc sĩ. Năm 1961, khi hai vợ chồng nhạc sĩ Đỗ Kim Bảng đang cư ngụ tại ngã tư Bảy Hiền – vùng ngoại ô Sài Gòn khi ấy…

Đêm ấy nhạc sĩ nằm, lắng nghe những tiếng mưa rơi ngoài song cửa. Ông đã sáng tác nên một nhạc phẩm, mà sau ngần ấy năm vẫn chiếm trọn trái tim công chúng. Nhạc phẩm “Mưa đêm ngoại ô”, được biết đến nhiều nhất với tiếng hát Hương Lan. Vào thời điểm đó, hiếm có chương trình phát thanh hay đại nhạc hội nào lại không phát nhạc phẩm “Mưa đêm ngoại ô” bất hủ này.

Nhạc phẩm bất hủ “Mưa đêm ngoại ô” của tác giả Đỗ Kim Bảng, qua sự thể hiện của danh ca, Chim vàng Mỹ Tho – Hoàng Oanh và ca sĩ Như Quỳnh.

Đến năm 1965, người hâm mộ lại một lần nữa được thưởng thức tuyệt phẩm “Xin dìu nhau đến tình yêu” của nhạc sĩ Đỗ Kim Bảng, với tiếng hát của Duy Khánh. Sau năm 1975, cũng có nhiều ca sĩ trình bày nhạc phẩm này với dấu ấn cá nhân đặc sắc như: Ngọc Lan, Khánh Ly, Chung Tử Lưu, Tâm Đoan, …

Một thời gian sau là sự ra đời của các sáng tác còn mãi với thời gian như: “Vòng tay giữ trọn ân tình”, “Bước chân chiều chủ nhật”, … Sáng tác của ông không nhiều, nhưng nhạc phẩm nào cũng nhận được sự đón nhận, hưởng ứng và mến mộ của công chúng.

Tiếp đó, nhạc sĩ cùng với những tác giả tên tuổi như Nguyễn Hiền, Hoàng Trọng, … đã cùng nhau tham gia một chương trình do Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tổ chức, chương trình mang tên Chiêu hồi” . Hình ảnh người thiếu phụ một lòng son sắt thủy chung, đêm ngày mong ngóng đức lang quân quay về, chính là cảm hứng để nhạc sĩ Đỗ Kim Bảng sáng tác bài hát “Vòng tay giữ trọn ân tình”.

Sheet nhạc Vòng tay giữ trọn ân tình tác giả Đỗ Kim Bảng
Sheet nhạc “Vòng tay giữ trọn ân tình” tác giả Đỗ Kim Bảng.

Tuy nhiên, sau này ông đã nhờ nhạc sĩ Y Vân góp ý thêm phần lời thứ hai cho bài hát, với mục đích nhấn mạnh rõ ràng: Đây là một tác phẩm tuyên truyền (kêu gọi người chồng lạc lối trở về), chứ không mang hơi hướng trữ tình. Bài hát đi vào lòng người đến đâu thì có bấy nhiêu người Chiêu hồi trở về đến đó! Nhờ nhạc phẩm xúc động của ông mà đã có 200 người con trở về với Chính phủ.

Là một người viết nhạc, nhưng Đỗ Kim Bảng không chú trọng vào một chủ đề nào, chẳng hạn như người này chuyên viết tình ca, còn người nọ lại viết hợp ca. Ông tự nhận đùa, mình là người “bạ đâu xâu đó”. Nhưng ông cũng rất vui, vì có nhiều nhạc phẩm của mình được đông đảo nghệ sĩ hải ngoại trình diễn, và từng được các trung tâm âm nhạc lớn như Asia hay Thúy Nga dàn dựng.

Khi sang Boston sinh sống và làm việc, ngoài thời gian dạy học, nhà giáo – nhạc sĩ Đỗ Kim Bảng thỉnh thoảng phổ nhạc từ những thi phẩm. Thơ của Trần Hoài Thư, Trần Trung Đạo, Hoàng Lộc,… đã khơi nguồn cảm hứng sáng tác trong ông.

Nhạc sĩ Đỗ Kim Bảng là một trong số “huyền thoại nhạc vàng” thế hệ đầu tiên, nhưng ông luôn vô cùng khiêm tốn. Ông không chú trọng việc “lăng xê” các nhạc phẩm của mình như những nhạc sĩ khác. Đối với ông, chỉ cần công chúng “cảm nhận và đón nhận” nhạc phẩm do ông sáng tác – ấy là sự trân quý lớn nhất, dành cho người nhạc sĩ như ông rồi!

Tác giả Thịnh An

“Sự chuyên nghiệp của nghề báo nên là việc nói cho công chúng, họ cần biết gì, chứ không phải điều họ muốn biết.” – Walter Cronkite
Cảm ơn Quý độc giả đã đón đọc bài viết để tiếp bước, để đồng hành
cùng Người Nổi Tiếng.

Tiểu sử nhạc sĩ Huy Tuấn: Người tạo nên cú đột phá cho thị trường âm nhạc Việt Nam từ cuối thập kỷ 90

Ca sĩ Phan Anh Vũ bất ngờ bật mí về MV ‘Cho nhau lối về’ sắp công chiếu