(Nghesiviet.info) – Chuyên gia truyền thông, nhà báo kì cựu Đặng Xuân Tới – tác giả của vài ngàn bài PR được đăng tải trên các báo, tạp chí, trang tin lớn nhỏ tại Việt Nam, người luôn theo đuổi tôn chỉ: ‘viết tử tế – viết thật hay, hoặc là không viết’.
> Nhà báo Đặng Xuân Tới và hành trình theo đuổi tôn chỉ: ‘viết tử tế – viết thật hay, hoặc là không viết’
> Tác giả trẻ Đặng Xuân Tới bất ngờ nhận được số tiền ‘gần 500 triệu’, nhờ đam mê viết lách
Thời nay, được coi là thời đại bùng nổ ‘thông tin’ trước sự phát triển chóng mặt của ‘công nghệ’. Thuận theo dòng chảy của thời cuộc, báo chí và truyền thông được xem như là một biểu tượng điển hình của truyền thông đa phương tiện.
Ngày càng có nhiều bạn trẻ quan tâm đến nghề truyền thông và lựa chọn đó là tương lai, là sự nghiệp của mình. Không quá khi nói rằng, ‘báo chí và truyền thông’ là một ngành nghề ‘đặc thù’ chỉ dành cho những con người bản lĩnh, năng động, sáng tạo và nhạy bén. |
Chuyên gia truyền thông, nhà báo kì cựu Đặng Xuân Tới có hội tụ đủ đầy những ‘tiêu chí ấy’?
Được nhiều người biết đến với vai trò là Giám đốc sáng tạo và Truyền thông cho các cá nhân, doanh nghiệp và tập đoàn. Chuyên gia truyền thông, nhà báo Đặng Xuân Tới – ‘bậc thầy’ trong ngành truyền thông và quan hệ công chúng.
Với gia tài là vài ngàn bài PR ‘rất chất lượng’ được đăng tải thường xuyên trên các báo, tạp chí và trang tin lớn nhỏ tại Việt Nam. Vì vậy ‘không lạ’ khi nhà báo Đặng Xuân Tới được giới truyền thông vô cùng ‘mến mộ’.
Anh là một trong số những người truyền cảm hứng, cùng nâng bước, kiến tạo tương lai cho biết bao nhiêu bạn trẻ đã, đang và sẽ dấn thân vào ngành nghề, lĩnh vực ‘rất đặc thù’ này. |
Trân quý duyên lành với nghề truyền thông, với độc giả mộ báo?
Chia sẻ về hành trình trở thành ‘chuyên gia truyền thông’ với tạp chí điện tử Người Nổi Tiếng, ‘bậc thầy’ truyền thông, nhà báo ‘kì cựu’ Đặng Xuân Tới cho biết:
“Xuất thân là dân cọ bút (mình học Sư phạm Mỹ thuật) – theo học nghệ thuật ‘bay bổng’ nhưng tính tình mình lại vô cùng ‘thực tế’, không lạ khi số đông bạn bè nhận xét mình là người ‘kỹ tính’, thậm chí cực kỳ ‘khó tính’ trong mọi công việc mà mình được giao”. |
Một Đặng Xuân Tới ‘dễ tính’ trong cuộc sống đời thường, cực kỳ ‘kỹ tính’ trong công việc và đặc biệt có thể chiều lòng những đối tác dù là ‘khó tính’ nhất?
Nhớ lại bài PR đầu tiên, đánh dấu mốc mình chuyển nghề từ ‘cọ bút’ sang ‘khai bút’ – tạo tiền đề cho nghề truyền thông hiện giờ, đó là bài viết theo đơn đặt hàng của một nghệ sĩ, cũng là một người bạn.
Cho đến tận bây giờ, mỗi khi có dịp đọc lại bài ‘khai bút ấy’ mình vẫn thấy khá nhiều điểm ngây ngô và ngờ nghệch.
Rất may là người bạn – người nghệ sĩ đó và bạn của họ lại đánh giá cao bài viết PR khai bút của mình. Minh chứng ở chỗ, tính đến thời điểm hiện tại, bạn ấy vẫn là một đối tác tiềm năng, một khách hàng thân thiết của mình. |
Nhà báo kì cựu, bậc thầy truyền thông Đặng Xuân Tới khao khát chia sẻ ‘thành công’ – để tiếp nối ‘những thành công’?
Báo chí và truyền thông là một ngành nghề ‘đặc thù’ chỉ dành cho những con người có tư duy nhạy bén, lý tính, bản lĩnh, sáng tạo và năng động.
Với thâm niên nhiều năm lặn lội làm nghề, nhà báo kì cựu, bậc thầy truyền thông Đặng Xuân Tới nhận định:
“Trong quá khứ nhiều cuộc khủng hoảng đã xảy ra như: khủng hoảng phân biệt sắc tộc, khủng hoảng tài chính – kinh tế, khủng hoảng môi trường,… Và hiện tại, trong thời đại kỷ nguyên số ngày nay, thì ‘khủng hoảng truyền thông’ là vô cùng đáng sợ. Đáng sợ ở chỗ các hoạt động xúc tiến truyền thông kỹ thuật số đã và đang là yếu tố quyết định sự tồn tại của một doanh nghiệp trên thị trường – đáng buồn, vì đó lại là điều mà số đông chúng ta luôn bỏ ngỏ. Việc tối ưu hóa để tăng hiệu quả những khâu như: đọc, tiếp nhận, phân tích và chia sẻ thông tin, xử lý thông tin của độc giả và khách hàng luôn là bài toán khó cho những nhà truyền thông PR báo chí chuyên nghiệp”. |
Giải được bài toán khó đó cho khách hàng, là những cá nhân, doanh nghiệp và tập đoàn – cũng là lúc chúng ta đồng thời giải được bài toán cho chính mình, để thích ứng trước thực trạng ‘thông tin’ bùng nổ vì ‘công nghệ’ phát triển của thời đại ngày nay.
Với thâm niên chuyên trị các bài toán khó cho nhiều đối tác, nhãn hàng lớn nhỏ. Bậc thầy truyền thông – ông Đặng Xuân Tới thường xuyên có những buổi chia sẻ với các bạn trẻ, đồng nghiệp mong muốn cập nhật những xu hướng mới (trend) của ngành nghề (PR Báo chí và Truyền thông) đặc thù này. |
Trả lời tạp chí điện tử Văn hóa & Phát triển về việc khát khao “chia sẻ thành công – để tiếp nối những thành công” – chuyên gia truyền thông Đặng Xuân Tới nói:
“Kết giao với 5 bậc thầy truyền thông, bạn sẽ là bậc thầy truyền thông thứ 6! Việc chung tay xây dựng một cộng đồng người làm truyền thông chuyên nghiệp, cùng chia sẻ nỗi buồn khi thất bại, cùng nhìn lại thất bại để nhìn nhận sự việc một cách nghiêm túc, để đúc rút kinh nghiệm và kiến tạo bước đệm vững chắc, để chạm vào thành công là điều mà tôi đã nghĩ đến. Vì tôi tin ở trong cộng đồng đó, chúng ta sẽ là những người cùng tiến, và chúng ta sẽ là người chiến thắng, chiến thắng… và chiến thắng!” |
Nhà báo Đặng Xuân Tới và tôn chỉ: ‘viết tử tế – viết thật hay, hoặc là không viết’?
Truyền thông và báo chí từ lâu đã được xem như là một biểu tượng điển hình, và cũng chính từ biểu tượng cao đẹp điển hình đó, chúng ta càng cần giữ cho tâm sáng, giữ cho ngòi bút sắc bén.
Riêng với viết PR thì cần phải đảm bảo tính trung thực, văn phong phải hay, người viết phải bay bổng, người đọc và người được nhắc đến trong bài viết đều phải cảm thấy thú vị và vui vẻ. |
Nhà báo kì cựu, chuyên gia truyền thông Đặng Xuân Tới – người theo đuổi tôn chỉ: “viết tử tế – viết thật hay, hoặc là không viết” khiến tôi liên tưởng đến giống loài được mệnh danh là chăm chỉ, kỷ luật, và có kế hoạch nhất hành tinh.
Nếu mỗi con ong có thể bay lên đến 12 dặm (≈19.3km) một ngày, với tốc độ 24.1km/h, để ghé qua tìm hoa lấy mật (ở 436 bông hoa) – thì theo ước tính để sản xuất và thực thi một kế hoạch truyền thông hoàn hảo. Chuyên gia truyền thông – ông Đặng Xuân Tới cần phải làm việc liên tiếp cùng các cộng sự trong 4.333 phút (khoảng hơn 72 giờ đồng hồ). |
Và nếu loài ong sở hữu tập tính rất thú vị đó là ‘phụng sự ong chúa’, thì bậc thầy truyền thông – ông Đặng Xuân Tới, người sở hữu kho kiến thức siêu thú vị và nghiệp vụ vững như thạch bàn của mình, với sứ mệnh: “một lòng một dạ phụng sự cho các cá nhân, doanh nghiệp và tập đoàn bất kể khi nào họ có nhu cầu làm truyền thông!” |