(Nghesiviet.info) – Nghệ sĩ Nhân dân Đặng Thái Sơn, nghệ sĩ dương cầm dương danh khắp thế giới với danh hiệu người Châu Á đầu tiên và duy nhất giành chiến thắng ở cuộc thi Piano Quốc tế Frédéric Chopin, giải thưởng uy tín được tổ chức tại Warszawa (Ba Lan). Đồng thời, ông cũng là nghệ sĩ trẻ tuổi nhất từ trước đến nay được nhà nước trao tặng danh hiệu ‘Nghệ sĩ nhân dân’ vào năm 1984.
NSND Đặng Thái Sơn (sinh ngày 2 tháng 7 năm 1958), ông lớn lên trong gia đình có truyền thống hoạt động nghệ thuật lâu đời. Có Cha là nhà thơ kiêm nhạc sĩ, mẹ là nghệ sĩ dương cầm và 3 người anh trai làm các nghề liên quan đến nghệ thuật như kiến trúc sư trường học cho Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo Việt Nam, chủ nhiệm khoa Piano tại Nhạc Viện Thành phố Hồ Chí Minh. Cũng như các anh trai, Đặng Thái Sơn từ nhỏ đã được theo mẹ học piano tại Nhạc Viện Hà Nội.
Thừa kế truyền thống nghệ thuật của gia đình, lòng kiêu hãnh đã giúp Đặng Thái Sơn ‘Công thành danh toại’ đem tình yêu và niềm tự hào của dân tộc vang xa khắp trời Âu.
Phải nói rằng, để có được Đặng Thái Sơn thành công như ngày hôm nay cũng một phần nhờ vào cảm hứng và tình yêu nghệ thuật được truyền từ gia đình. “Ký ức tuổi thơ đọng lại từ nơi sơ tán có tiếng đàn piano của mẹ đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi. Nhận thấy sự thú vị của giai điệu phát ra từ dương cầm, ngày đêm tôi nghe, tôi đọc, tôi “sống” cùng Chopin, thế là tự dưng yêu luôn Chopin…” – Ông Đặng Thái Sơn chia sẻ.
Niềm kiêu hãnh ‘ấy’ xuất phát từ đâu ?
Mẹ và dì của ông đều là những người phụ nữ đầu tiên theo đuổi nghệ thuật hàn lâm chuyên nghiệp và được đào tạo bài bản. Dì của Đặng Thái Sơn là bà Thái Thị Lang, nhà soạn nhạc nữ đời đầu kiêm nghệ sĩ piano Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp Nhạc viện Paris, từng lưu diễn tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Trong khi đó, mẹ ông là NSƯT Thái Thị Liên, là một trong những người Việt Nam đầu tiên có bằng tốt nghiệp tại Nhạc viện Praha tại Cộng Hòa Czech đồng thời cũng là thành viên thành lập Trường Âm nhạc Việt Nam (tiền thân Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam), nơi đào tạo ra các tên tuổi lớn cho nền âm nhạc Việt Nam.
‘Vạn sự khởi đầu nan – gian nan không được nản’ – Thành công chỉ đến với ta khi ta có đủ nghị lực và chí thú học hỏi
Nhận ra thiên phú bên trong Đặng Thái Sơn, nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng Vladimir Natanson và Dmitry Alexandrovitch Bashkirov đã dẫn dắt ông trong quá trình học tại Nhạc viện Quốc gia Tchaikovsky ở Moskva (Nga). Tới 1980, thời điểm diễn ra cuộc thi piano quốc tế Frédéric Chopin lần thứ X, Đặng Thái Sơn vượt qua 4 vòng, xuất sắc đứng đầu top 3 và giành giải nhất về cho học viện.
Ông còn dở khóc, dở cười chia sẻ thêm với báo chí rằng: “Thấy mình cũng là sinh viên Nhạc viện Tchaikovsky của Liên Xô nên chắc cũng không tới nỗi nghiệp dư. Thế là tôi một mình đi thi, tự mình đi tàu hỏa đến Ba Lan, không gia đình, không thầy cô, không bạn bè, trang phục biểu diễn chuyên nghiệp cũng chẳng có…”.
Cũng vì không có sự chuẩn bị trước, Đặng Thái Sơn cho biết mình suýt nữa thì đánh mất cơ hội thay đổi cuộc đời, khi ban tổ chức lập tức từ chối đơn tham dự vì tiểu sử của ông ‘ngắn chưa từng thấy’, chỉ có họ tên ,năm sinh và trường học, còn chưa từng được biểu diễn hay sở hữu bất kỳ thành tích, giải thưởng nào.
Tham gia cuộc thì chủ yếu là muốn được trải nghiệm cảm giác đứng trên sân khấu, một phần là yêu mến bộ môn này. Nhưng Đặng Thái Sơn cũng không ngờ được, với suy nghĩ về xuất thân bình thường, ‘không có gì để mất’ của mình lại giúp ông mang lại cảm xúc phấn khởi, phát huy tài năng và thành công chinh phục được ban giám khảo khó tính nhất của cuộc thi danh tiếng.
Một khởi đầu tốt không phải để chúng ta chấp nhận và hài lòng, mà là động lực để ta nỗ lực phấn đấu nhiều hơn nữa
Sau khi có chỗ đứng trong ngành âm nhạc dương cầm, thay vì bận rộn đi lưu diễn, phô trương tài năng của bản thân nhưng Đặng Thái Sơn lại chọn quay về trường học, tiếp tục trau dồi và luyện tập.
Ông nói thêm “Giải thưởng chỉ là động viên bước đầu, sau khi đoạt giải càng phải nâng cao tay nghề, không ngừng rèn luyện kỹ năng, học hỏi… Sự nghiệp của tôi ‘gắn’ với âm nhạc của Chopin nhưng nó không bị ‘bó’ vào đấy, cũng phải thay đổi cách đánh như tự đổi mới mình. Là nghệ sĩ chuyên nghiệp phải quen với áp lực, đâu phải lúc nào mình đánh cũng hay để mang tới một tiết mục tốt nhất cho khán giả chiêm ngưỡng”.
Hầu hết, các bài trình diễn của ông thường là những bản nhạc độc tấu dương cầm của Frédéric Chopin, hoặc là các bản nhạc của những nhạc sĩ thuộc trường phái lãng mạn, ấn tượng và sâu lắng. Ông cũng biểu diễn qua những bản nhạc hòa tấu dương cầm của tất cả những nhà soạn nhạc nổi tiếng như Beethoven, Chopin, Schumann, Grieg, Mozart, Rachmaninov,…
Giờ tăm tối nhất là trước lúc rạng đông, qua được sự tăm tối ấy ta sẽ chạm tới đỉnh vinh quang của chính mình
Giữ vững được tinh thần ham học hỏi dù đã trở thành người nổi tiếng, ông Đặng Thái Sơn đã thành công duy trì niềm kiêu hãnh, lòng yêu nghệ thuật và hoạt động bền bỉ trong suốt 30 năm qua. Dương danh khắp thế giới, ông được mời chào để biểu diễn tại các phòng hòa nhạc nổi tiếng như Lincoln Center (New York), Barbican Center (London), Salle Pleyel (Paris), Concertgebouw (Amsterdam), Opera House (Sydney), Suntory Hall (Tokyo)…
Ngoài ra, ông còn là giảng viên giảng dạy tại các trường đại học danh tiếng như Đại học Montreal (Canada), Oberlin Conservatory (Mỹ). Được vinh dự trở thành người Châu Á đầu tiên được mời làm giám khảo nhiều cuộc thi piano uy tín quốc tế. Ông Đặng Thái Sơn là một trong 3 nghệ sĩ toàn cầu được chọn để biểu diễn tại Gala kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Chopin vào tháng 3 năm 2010.
Trở về Việt Nam, sau nhiều năm sinh sống tại Canada, năm đó ông mới 26 tuổi trở thành người đầu tiên được nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ Sĩ Nhân Dân trẻ tuổi nhất nhất từ trước đến nay. Hàng năm, ông vẫn thường về Việt Nam để tham gia vào các buổi hòa nhạc lớn. Đặng Thái Sơn không khỏi bồi hồi và tự hào khi được nhiều khán giả Việt Nam yêu quý, còn được các tờ báo lớn đặt cho danh hiệu ‘Huyền thoại chơi dương cầm’.
Ông còn tham gia nhiều hoạt động tại Nga và Việt Nam như quyên góp tiền để ủng hộ xây dựng lại Nhạc viện Tchaikovsky bị phá hoại nghiêm trọng sau hỏa hoạn. Đặng Thái Sơn còn cùng một nhóm bạn người Nhật thành lập một quỹ từ thiện, chủ yếu là giúp đỡ Nhạc viện Hà Nội. Đặng Thái Sơn còn kêu gọi Chính phủ Nhật hỗ trợ sách nhạc, dụng cụ đàn,… cho một số trường tại Việt Nam. Hiện nay, ông Đặng Thái Sơn vẫn đang sinh sống tại Mỹ và giảng dạy ở Đại học Montréal.
Xem thêm về tiểu sử của NSND Đặng Thái Sơn
- Họ và tên: Đặng Thái Sơn
- Danh hiệu: Nghệ sĩ nhân dân
- Sinh nhật: Ngày 2 tháng 7 năm 1958
- Nguyên quán: Hà Nội, Việt Nam
- Nơi ở hiện tại: Canada, Mỹ.
- Nghề nghiệp: Nghệ sĩ dương cầm, giảng viên âm nhạc, nhạc sĩ
- Học vấn: Tốt nghiệp trường đại học Nhạc Viện Hà Nội
- Năm hoạt động: 1976 – Nay
- Fanpage: Đặng Thái Sơn
- Website: dangthaison.net