(Nghesiviet.info) – Bulgaria được biết đến là một quốc gia có nền văn hóa đa dạng. Đất nước sở hữu vẻ đẹp nên thơ trữ tình nổi tiếng với thung lũng hoa hồng trải dọc theo chiều dài đất nước. Không chỉ có thế, tại Bulgaria còn nổi tiếng với một ngôi trường có bề dày lịch sử lâu đời. Ngôi trường ấy nằm ở thủ phủ Sofia, đó chính là Nhạc viện Quốc gia Bulgaria.
Nhạc viện Quốc gia Bulgaria là cái nôi của nền âm nhạc thế giới thế kỷ trước. Ngôi trường gần như là duy nhất tại thời điểm đó có chuyên ngành đào tạo về âm nhạc nổi tiếng thế giới.
Nó đã sản sinh ra rất nhiều tài năng có thể nói là ‘tượng đài’ bất hủ trong âm nhạc. Hãy cùng Tạp chí Người nổi tiếng tìm hiểu về ngôi trường có lịch sử lâu đời này nhé!
‘Nhân chứng sống’ cho nền văn hóa Xã hội chủ nghĩa
Học viện Âm nhạc Quốc gia Bulgaria hay còn gọi là Nhạc viện Quốc gia Bulgaria nằm tọa lạc tại thủ đô Sofia tráng lệ. Ngôi trường được xây dựng vào năm 1921 thông qua một sắc lệnh Hoàng Gia của Sa Hoàng Boris III, tính đến nay, nó đã tròn 100 năm lịch sử.
Trong thế kỷ 20, giữa thời cuộc nhiễu nhương với nhiều cuộc chiến tranh tàn phá, ngôi trường được xem là nơi đào tạo văn nghệ sĩ quần chúng nhân dân duy nhất của hệ thống các nước Xã hội chủ nghĩa.
Đây là nơi trao đổi văn hóa, tư tưởng, đồng thời cũng là nơi hình thành niềm yêu quê hương, đất nước và một tinh thần tự chủ, độc lập.
Nhạc viện đã đứng ở đó, sững sừng suốt một thập kỷ qua. Nó chứng kiến nhiều sự đổi thay của thời cuộc. Quan trọng hơn một Nhạc viện, ngôi trường là ‘nhân chứng sống’ trường tồn với thời gian.
‘Cái nôi’ tập trung những tinh hoa văn hóa dân tộc sâu sắc nhất
Hiện nay, dù giáo dục, kinh tế có phát triển nhiều như thế nào, thì tại ‘xứ sở hoa hồng’, Nhạc viện quốc gia Bulgaria vẫn là ngôi trường đào tạo nhạc sĩ chuyên nghiệp duy nhất.
Ngôi trường có bề dày lịch sử lâu đời này quy tụ nhiều Giáo sư, Tiến sĩ đầu ngành trên thế giới về lý thuyết và âm nhạc biểu diễn. Họ là những người có kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ vững chắc.
Những tên tuổi lớn của âm nhạc thế giới từng làm việc tại Bulgaria có thể kể đến như Lyubomir Pipkov, Marin Goleminov, Dobri Hristov, Ivan Vulpe, Stoyan Brashovanov, Stoyan Dzhudzhev, Pantcho Vladigerov, Hristina Morfova, Hristo Brambarov, Vladimir Avramov, Dimitar Nenov, Andrey và Veselin Stoyanov.
Số lượng học viên thành danh từ ngôi trường này ngày càng đông đảo. Nhờ vào phương thức giáo dục đúng đắn, sinh viên tốt nghiệp tại Nhạc viện Quốc gia Bulgaria đều đạt được nhiều giải thưởng danh giá cả trong nước lần Quốc tế.
Từ đây, nhiều cái tên nổi bật được ra đời. Tất cả đều có thành tựu đáng nể trong âm nhạc và nghệ thuật đương đại. Một trong những tài năng ưu tú nhất chính là Weiss Weissberg hay Alexis Weissenberg. Họ đều là những cái tên làm chủ sân khấu âm nhạc Thế giới trong nhiều năm qua.
Đến nay, Nhạc viện đã tổ chức hơn 1000 buổi biểu diễn, hòa nhạc quy mô lớn với sự quy tụ của hàng loạt tên tuổi nổi tiếng đến từ nhiều đất nước. Mỗi buổi diễn đều mang dấu ấn văn hóa riêng. Tất cả đều thành công rực rỡ càng làm rạng danh ngôi trường lâu đời này.
Ảnh hưởng của Nhạc viện quốc gia Bulgaria đến văn hóa nghệ thuật Việt Nam
Trong thế kỷ 20, nhiều ca sĩ, nhạc sĩ hay nhà soạn nhạc Việt Nam được đưa sang du học hay tu nghiệp tại Nhạc viện Quốc gia Bulgaria.
Bởi chúng ta hiểu rõ rằng, đất nước này đang đi trước chúng ta rất nhiều. Những gì lớp thế hệ văn nghệ sĩ cần làm chính là tiếp thu kiến thức của họ nhằm phát huy cái tinh hoa vốn có trong nghệ thuật Việt Nam.
Nhờ vào những bước chân nơi xứ người ấy, chúng ta có được những kiến thức quý báu. Đó là tiền đề cho nền âm nhạc Việt Nam sản sinh ra nhiều hơn những cái tên nổi bật. Sự giao thoa văn hóa giúp khởi nguồn và nâng cao hơn nữa tinh thần tôn trọng nét đẹp dân tộc.
Có thể nói, giai đoạn đó, chúng ta đã học tập được rất nhiều. Một đất nước sau nhiều năm chiến tranh cuối cùng cũng bước vào giai đoạn kiến thiết và xây dựng. Trong đó văn hóa nghệ thuật luôn là liều thuốc tinh thần không thể thiếu. Sự tiên phong của các thế hệ ca nhạc sĩ đã mang lại hiệu ứng tích cực.
Những cái tên như NSND Hoàng Việt, nhạc sĩ Quốc Trung, Diva Thanh Lam, NSND Lê Dung đều đã học tập và thành danh từ cái nôi âm nhạc lớn nhất thế giới này.
NSND Hoàng Việt từng nói về khoảng thời gian học tập tại đây như sau: “ Đây không chỉ là một trung tâm giáo dục âm nhạc hàng đầu mà còn là một trung tâm văn hóa quan trọng với những sáng kiến sáng tạo đa năng ngày càng được công chúng công nhận và uy tín hơn”.
Sứ mệnh cống hiến và khát vọng là một phần của âm nhạc thế giới
Bất cứ một Nhạc viện Quốc gia nào đều mang trên vai sứ mệnh hết sức nặng nề. Nó là nơi thúc đẩy, gắn kết và phát triển nền âm nhạc nước nhà ra thế giới.
Nhạc viện Quốc gia Bulgaria cũng thế. Ngôi trường tích cực trong công tác giáo dục, thúc đẩy sự giao thoa văn hóa, không ngừng nỗ lực trong việc tìm kiếm và phát triển những mầm non âm nhạc.
Khát vọng và ước muốn duy nhất chính là trở thành một phần nhỏ trong ‘bức tranh muôn màu muôn vẻ’ của âm nhạc Thế giới.
Xem thêm: Thông tin chính về Nhạc viện Quốc gia Bulgaria
- Tên đầy đủ: Học viện Âm nhạc Quốc gia Bulgaria
- Ngày thành lập: 21.07.1921
- Địa chỉ: Thủ đô Sofia, Bulgaria
- Website: Nhạc viện Quốc gia Bulgaria