Nhạc sĩ Nguyễn Quang có thấy ‘áp lực’ khi là con trai Nguyễn Ánh 9?

(Nghesiviet.info) – Nhạc sĩ Nguyễn Quang, một trong những tên tuổi lão làng trong nền âm nhạc Việt Nam. Đặc biệt hơn, anh còn được biết đến là ‘truyền nhân’ của cố nhạc sĩ tài hoa Nguyễn Ánh 9. Sự nghiệp âm nhạc từng được kỳ vọng là sẽ tạo tiếng vang vượt xa người cha của mình, nhưng hiện nay, Nguyễn Quang đang ở đâu trên bản đồ âm nhạc Việt Nam….

Trên các trang mạng xã hội hiện nay, khi bạn gõ tên Nguyễn Quang, chỉ trong tích tắc, bạn sẽ nhận được vô số kết quả trả về. Nhưng một điều nghịch lý chính là, không có lấy bất cứ một trang nào viết về tiểu sử của người nhạc sĩ này. 

Tất cả chỉ xoay quanh những phát biểu của ông về người cha Nguyễn Ánh 9 hay những phát ngôn của nam nhạc sĩ với danh ca Ánh Tuyết – một trong những người cộng sự hoàn hảo của cha anh. Vậy con đường âm nhạc của Nguyễn Quang liệu có phải chỉ là ánh sáng le lói?

Nguyễn Quang - Áp lực khi là con trai Nguyễn Ánh 9?
Nguyễn Quang – Áp lực khi là con trai Nguyễn Ánh 9?

Cái bóng quá lớn từ người cha ‘bậc thầy’ âm nhạc?

Cuộc đời huy hoàng của Nguyễn Ánh 9 quá chói sáng. Với sự nghiệp của bậc tài hoa lừng danh, bất cứ cái tên nào đặt cạnh ông đều trở nên mờ nhạt.

Là con trai cả của cố nhạc sĩ, Nguyễn Quang nhận được sự ‘truyền thụ’ từ người cha đáng kính của mình. Trong đêm nhạc Giã từ sân khấu năm 2008, chính Nguyễn Ánh 9 đã giới thiệu Nguyễn Quang là người ‘kế thừa’ xuất sắc nhất của mình. Chỉ với điều này cũng có thể thấy được ông đã ‘kỳ vọng’ lớn như thế nào về người con trai của mình. 

Cái bóng quá lớn từ người cha ‘bậc thầy’ âm nhạc
Nguyễn Quang có cái bóng quá lớn từ người cha ‘bậc thầy’ âm nhạc Nguyễn Ánh 9.

Khi được hỏi về việc có bao giờ bị công chúng so sánh với cha về ngón đàn hay lĩnh vực âm nhạc mà cả hai theo đuổi hay không, Nguyễn Quang thừa nhận, từ lần đầu tiên ngồi bên cây Piano trong lòng cha, anh đã ‘hấp thụ’ tình yêu với nghệ thuật và chưa bao giờ đặt mục tiêu phải giỏi hay hơn cha.

“Việc so sánh giữa hai cha con rất chênh lệch và tôi chưa bao giờ áp lực khi là con trai Nguyễn Ánh 9. Tôi đã có được một cây cao bóng cả che chở cho mình từ khi ra đời” – Nguyễn Quang trả lời.

Tiếng dương cầm trong gió, lặng lẽ dâng cho đời

Ai cũng biết, ‘người tình trăm năm’ của Nguyễn Ánh 9 là cây đàn dương cầm mà ông dành trọn tình yêu cho nó. Và sự gắn kết này được ‘kế thừa’ hoàn toàn bởi Nguyễn Quang. 

Ông tâm sự: “Từ khi lên 7, lên 8, tôi đã bắt đầu đàn những bản nhạc nổi tiếng của cha. Mỗi sớm mai thức dậy, đánh một bản nhạc, tâm hồn trở nên thư thái, đó là cách bắt đầu với âm nhạc của tôi”.

Ai cũng biết, ‘người tình trăm năm’ của Nguyễn Ánh 9 là cây đàn dương cầm mà ông dành trọn tình yêu cho nó. Và sự gắn kết này được ‘kế thừa’ hoàn toàn bởi Nguyễn Quang.
Ai cũng biết, ‘người tình trăm năm’ của Nguyễn Ánh 9 là cây đàn dương cầm mà ông dành trọn tình yêu cho nó. Và sự gắn kết này được ‘kế thừa’ hoàn toàn bởi Nguyễn Quang. 

Khi xưa, những Khánh Ly, Thái Thanh hay Ánh Tuyết đều mong được Nguyễn Ánh đệm đàn. Thì nay, những Tuấn Ngọc, Khánh Hà hay Phi Nhung cũng tìm đến Nguyễn Quang như người ‘đồng hành’ đáng tin cậy. Một trong những học trò nổi tiếng của anh có thể kể đến cái tên đình đám nhạc sĩ Duy Mạnh.

Thập niên 90, khi âm nhạc Việt Nam có những bước tiến lớn, Nguyễn Quang là cái tên ‘làm mưa làm gió’ bởi khả năng phối khí, hòa âm đỉnh cao của mình. Thậm chí, khi cha còn sống, Nguyễn Quang từng có 3 lần đệm đàn cùng cha trong các chương trình ở Mỹ và trong liveshow năm 2015. 

Các buổi biểu diễn lớn chứng kiến sự thăng hoa vượt bậc của nam nhạc sĩ trên sân khấu. Ngón tay lướt trên phím đàn, tiếng nhạc du dương bay bổng như một thanh âm tuyệt sắc mà tạo hóa ban tặng. 

Dù tiếng nhạc đã rất điêu luyện, nhưng Nguyễn Quang vẫn khiêm tốn trả lời: “Ai chơi Piano sẽ hiểu được tâm kiếm hợp nhất, tâm và ngón tay để xuống đàn phải là một. Tôi chưa làm được, chỉ thỉnh thoảng khi nào có cảm xúc mới đánh được như vậy”.

‘Nỗi niềm trăn trở’ về nền âm nhạc nước nhà

Nhiều năm hoạt động tại thị trường Hải ngoại, Nguyễn Quang nhận được những bài học sâu cay về nền âm nhạc trong nước. Ông tâm sự: “Nhạc Việt Nam từng được Thế giới biết đến từ những năm 1940 với ca khúc Nắng chiều nổi tiếng, sau đó là các ca khúc Không của Nguyễn Ánh 9, rồi Ướt mi của Trịnh Công Sơn. Nhưng ngày nay, nhạc trẻ Việt Nam lại không làm được điều này”.

Với nam nhạc sĩ, các ca sĩ trẻ hiện nay thiếu ‘chất riêng’, thiếu sự sáng tạo, mọi thứ cứ na ná nhau từ bài này sang bài khác. Hơn nữa, chúng ta lạm dụng quá nhiều vào nhạc Hoa, nhạc Hàn, dần dần, bản sắc dân tộc bị mai một lúc nào không hay.

Nhạc sĩ Nguyễn Quang mang trong mình ‘nỗi niềm trăn trở’ về nền âm nhạc nước nhà.
Nhạc sĩ Nguyễn Quang mang trong mình ‘nỗi niềm trăn trở’ về nền âm nhạc nước nhà.

“Các ca khúc dân gian của Việt Nam thì dễ mang ra nước ngoài vì nó mang đặc trưng, bản sắc của dân tộc mình, nhưng các ca khúc nhạc trẻ thì không. Bởi nó cũng giống như mang một cây củi na ná về rừng thì làm sao được người ta chấp nhận” – Nhạc sĩ Nguyễn Quang cho biết.

Chính vì thế, anh luôn dồn nhiều tâm trí để phát huy tố chất mình đang sở hữu để lan tỏa ra cho thế hệ mai sau. Tâm niệm làm sao nhân rộng tình yêu Tổ quốc, tình thần văn hóa Việt Nam lớn mạnh hơn. Để những thế hệ nhạc sĩ sau này lấy đó làm tôn chỉ sáng tác cho mình. Chương trình Tuyệt phẩm Bolero 1 do ông làm đạo diễn đêm nhạc chính là một trong những bước đi đầu tiên như thế. 

Tiểu sử nhạc sĩ Nguyễn Quang

  • Họ và tên: Nguyễn Quang
  • Sinh nhật: Đang cập nhật
  • Dân tộc: Kinh
  • Nguyên quán: Phan Rang
  • Nơi ở hiện tại: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Nghề nghiệp: Nhạc sĩ – Nhà sản xuất âm nhạc – Đạo diễn âm nhạc

Tác giả Nguyễn Đắc Hải

“Viết để bộc bạch, để khám phá và được là chính mình” - đó là cách tôi gửi tặng cho đời những câu chuyện tuyệt vời và nhân văn. Cảm ơn bạn vì đã biết đến tôi với vị trí Thư ký tòa soạn của Tạp chí điện tử Người Nổi Tiếng.

Ca sĩ Đoan Trang – người mang luồng gió ‘latin hoang dã’ thổi bùng mọi xúc cảm âm nhạc

Thạc sĩ Saxophone Lê Duy Mạnh – người đem ‘nhạc Việt’ đi khắp năm châu?