Nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận – người gặt ‘trái ngọt’ từ ‘gian khó’

(Nghesiviet.info) – Sinh năm 1981 nhưng nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận đã sở hữu trong mình  một gia tài đồ sộ các bản hit được thể hiện bởi các ngôi sao ca nhạc hàng đầu Việt Nam như như Đàm Vĩnh Hưng, Lam Trường, Mỹ Tâm…và trở thành một hiện tượng được giới ca sĩ săn đón.

Thế nhưng ít ai biết được rằng để gặt được ‘trái ngọt’ ngày hôm nay là thành quả của những ngày chàng nhạc sĩ trẻ cần mẫn ‘gieo hạt’ từ thời thơ ấu gian khó.

Nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận - người gặt ‘trái ngọt’ từ ‘gian khó’.
Nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận – người gặt ‘trái ngọt’ từ ‘gian khó’.

Tuổi thơ ấu gắn liền với các ngôi mộ

Sẽ chẳng ai hình dung nổi chàng ca sĩ gắn liền với những ca khúc tự sự đầy ngọt ngào, lắng đọng lại từng trải qua những ngày tháng cơ cực đến mức ‘rùng rợn’.

13 năm tuổi thơ của cậu bé Nguyễn Hồng Thuận không gì nhiều ngoài tiếng côn trùng kêu rả rích mỗi đêm, những ngày tháng vừa lạnh vừa rét bì bõm khi nước dâng tới tận cửa nhà và ám ảnh nhất là các bia mộ trắng lóa ru cậu chìm vào giấc ngủ mỗi đêm.

Có lẽ ký ức sâu đậm nhất của ca sĩ Nguyễn Hồng Thuận là căn chòi sát bên nghĩa trang Bình Thạnh mà cả gia đình 7 người của cậu đã phải chen chúc ở liền trong 13 năm.

Vì gia cảnh quá thiếu thốn nên ba mẹ anh đành cất tạm một căn chòi nhỏ để sống tạm qua ngày, và mảnh đất bên cạnh nghĩa trang là địa điểm lý tưởng vì vừa không ai tranh hay đuổi đi.

Nhớ lại những ngày tháng tủi cực sống chung mảnh đất với người cõi âm mà Nguyễn Hồng Thuận đã không ít lần xúc động mạnh.

Thời thơ ấu của Nguyễn Hồng Thuận gắn liền với bia mộ và nghĩa trang.
Thời thơ ấu của Nguyễn Hồng Thuận gắn liền với bia mộ và nghĩa trang.

Chính vì gia cảnh khó khăn nên là động lực thôi thúc cho nghị lực sinh tồn mạnh mẽ như cỏ dại của chàng trai gầy gò khẳng khiu này.

Nguyễn Hồng Thuận đã phải tham gia kiếm cơm cùng bố mẹ và 5 anh chị em từ khi mới 4 tuổi, đến lớp 6 thì đã cùng bán hàng ngoài sạp ở chợ cùng bố mẹ.

Tuy nhiên, từ bé dòng máu yêu âm nhạc đã ăn sâu vào Nguyễn Hồng Thuận.

Nhà nghèo, chẳng có điều kiện để theo đuổi bộ môn nghệ thuật ‘quý tộc’ này. Nguyễn Hồng Thuận đành tự mày mò học từng thang âm, nốt nhạc qua băng đĩa hoặc lân la hỏi han những nhạc công xung quanh vùng.

Lên cấp ba, cậu thanh niên Nguyễn Hồng Thuận đã liều lĩnh đi xin đánh đàn ở các nhà hàng, quán nhậu gần nhà với mức catse ít ỏi 40 ngàn đồng/ đêm biểu diễn.

Nghèo khó và bận bịu với những công việc mưu sinh phụ giúp gia đình là vậy, thế nhưng Nguyễn Hồng Thuận vẫn luôn cố gắng đảm bảo việc học tập ở trường.

Mỗi kì thi chuyển cấp cậu đều cố gắng đạt điểm số cao để có thể đỗ vào trường công lập với mức học phí thấp để bớt gánh nặng cho gia đình.

Những ngày tháng ấy đã ăn sâu vào những hoài niệm của chàng ca sĩ và trở thành những chất liệu đắt giá để sáng tác sau này…

Chọn cơm áo hay đam mê?

Sự cơ cực đã đem lại một nghị lực sống mạnh mẽ cho Nguyễn Hồng Thuận nhưng cũng là nguyên do khiến chàng trai này phải vật lộn đấu tranh với hai lựa chọn: cơm áo hay đam mê?

Đã có thời điểm vấn đề mưu sinh đã chiến thắng và chi phối quyết định con đường tương lai của Nguyễn Hồng Thuận. Anh đã lựa chọn buông xuôi để học lấy một cái nghề kiếm cơm ổn định theo mong mỏi của gia đình.

Đó chính là lý do Nguyễn Hồng Thuận quyết định theo học trường đại học Văn hóa với mục đích vừa được đi đây đi đó để thỏa chí nghệ sĩ nhưng cũng vẫn phải kiếm được tiền về cho gia đình.

Âm nhạc giống như là một quà tặng cũng như một thứ ‘lời nguyền’ ám ảnh anh. Giá như anh chưa từng biết đến âm nhạc, chưa đừng bước vào con đường âm nhạc thì có lẽ anh sẽ an yên với lựa chọn của mình.

Thế nhưng, giống như một chàng trai phải ở bên cạnh một người mà mình không yêu, Nguyễn Hồng Thuận vẫn ngày đêm mong nhớ đến người tình trong mộng là cô nàng âm nhạc đỏng đảnh, không biết tương lai ngày mai sẽ ra sao.

Vậy là mỗi ngày thay vì đến giảng đường Đại học Văn hóa, Nguyễn Hồng Thuận lại rẽ lối đến nhà một người bạn chí cốt cũng có niềm đam mê âm nhạc là nhạc sĩ Nguyễn Dân để đàm đạo, trao đổi về âm nhạc và cùng nhau sáng tác ra những bản nhạc lem luốc.

Chàng sinh viên nghèo vụng về gieo mầm hạt giống âm nhạc từ những ngày vụng dại ấy. Thế nhưng, ‘gặt trái ngọt’ là kết cục mà Nguyễn Hồng Thuận chưa từng dám mơ ước.

“Tôi chưa từng được học nhạc một cách bài bản, tôi cũng chẳng có chút nền tảng nào về âm nhạc chính thống. Và đó chính là nỗi tự ti lớn nhất trong tôi vì tôi biết rất ít người có thể gặt hái thành công với chỉ suy nghĩ và đam mê”. Hồng Thuận đã từng trả lời phỏng vấn với báo chí như vậy.

Biết được khuyết điểm đó của bản thân nên Nguyễn Hồng Thuận chăm chỉ bồi đắp những khuyết thiếu đó bằng cách chăm chỉ đi chơi nhạc ở các nhà hàng và quán café.

Tài năng của anh đã được nhạc sĩ Tuấn Khanh phát hiện và đỡ đầu cho ban nhạc Speed (Tốc độ) có Hồng Thuận là thành viên. Anh cũng là người chịu trách nhiệm sáng tác chính cho ban nhạc của mình.

Thế nhưng, may mắn đâu dễ dàng mỉm cười cho nhạc sĩ ‘a- ma- tơ’ này đến vậy, ban nhạc Speed đã không thể nổi danh được như kì vọng và tan rã sớm hơn mong đợi vì không thể chịu nổi áp lực của cơm áo.

Còn lại Nguyễn Hồng Thuận vẫn kiền trì theo đuổi con đường âm nhạc bằng cách xin làm thêm ở một phòng thu để tự học thêm về hòa âm phối khí.

Cả ngày sau giờ làm việc ở phòng thu, Nguyễn Hồng Thuận chỉ ru rú ở trong nhà sáng tác như điên cuồng, chẳng ra ngoài tiếp xúc với ai. Sáng tác của anh xếp từng chồng cao như núi như để thỏa mãn cho những ẩn ức về âm nhạc sau những tháng ngày kìm nén.

Âm nhạc – chiếc đũa thần kì

Năm 2004, để kiếm sống, chàng nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận lưu lạc tới Đà Lạt và đánh đàn thuê cho  một nhà hàng bên bờ hồ Xuân Hương. May mắn đã mỉm cười với anh khi trao cho Hồng Thuận một cơ hội gặp gỡ định mệnh với ‘ông hoàng nhạc Việt’ Đàm Vĩnh Hưng tại Đà Lạt.

Sau khi nghe chàng nhạc sĩ trẻ đánh đàn, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đã phát hiện ra tố chất của anh và hẹn khi nào về Sài Gòn thì nhớ mang tác tác qua cho anh nghe.

Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng sẽ không biết được rằng mình đã trở thành ân nhân cho chàng nhạc sĩ trẻ này như thế…

Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng chính là ‘ân nhân’ đối với sự nghiệp của nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận.
Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng chính là ‘ân nhân’ đối với sự nghiệp của nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận.
Khi nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận mang 4 bài hát mới cho Đàm Vĩnh Hưng với ý định tặng cho anh, Đàm Vĩnh Hưng đã nhất quyết gửi 10 triệu đồng. Đối với nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận đây là số tiền bán bài hát lớn nhất đầu tiên anh cầm trong tay.

Đến sau nay, khi nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận đã trở nên giàu có với thu nhập lớn tới con số hàng trăm triệu mỗi tháng và là một trong những người sáng tác được săn đón bởi các ngôi sao ca nhạc hàng đầu Việt Nam thì anh vẫn luôn tri ân Đàm Vĩnh Hưng.

Âm nhạc giống như một ông bụt gõ đũa thần lên cuộc sống nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận và đúng một cái thay đổi hoàn toàn cuộc đời của anh…

Tiểu sử nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận

  • Sinh ngày: 2 tháng 6, 1981
  • Quê quán: Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Các bài hát nổi tiếng do nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận sáng tác:

  • 1000 Lời Yêu
  • Anh Sai Rồi
  • Anh Sẽ Buông Tay
  • Bí Mật Của Hạnh Phúc
  • Đừng Nhìn Lại
  • Giấc Mơ Ngọt Ngào
  • Giấc Mơ Nhiệm Màu
  • Hạnh Phúc Bất Tận
  • Hơi Ấm Ngày Xưa
  • Kem Dâu Tình Yêu
  • Khoảng Cách
  • Khoảng Cách Hai Tâm Hồn

Tiền nhiều để làm gì – để tri ân cuộc đời

Cho dù đã trở nên giàu có và nổi tiếng, nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận chia sẻ vẫn giữ nguyên lối chi tiêu tiết kiệm, mỗi ngày chỉ ăn hai bữa bún hết vỏn vẹn 100.000 đồng. Người ta cứ xì xào: “Sao giàu mà tằn tiện chi cho khổ”.

Nhưng nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận cho rằng tự bản thân mình cảm thấy đủ là được. Thu nhập kiếm được ngoài để chăm lo cho bản thân và gia đình, anh cũng góp chung vốn với bạn bè để đầu tư kinh doanh kiếm chút tài sản để lo tuổi già.

Nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận ‘từ thiện’ là cách để anh tri ân cuộc đời.
Nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận ‘từ thiện’ là cách để anh tri ân cuộc đời.

Ngoài ra một phần lớn thu nhập của nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận được anh trích ra để làm từ thiện cho những người vô gia cư, trẻ cơ nhỡ, người tàn tật…Anh còn mở thêm cả những quán cơm 0 đồng phát miễn phí cho người

Tuổi thơ khốn khó cơ cực chính là động lực để Nguyễn Hồng Thuận làm từ thiện với niềm vui thích đặc biệt. Hơn ai hết, là người đã từng trải qua, anh thấm thía nỗi khổ của những mảnh đời cơ cực, thiếu thốn.

Đó cũng là cách mà để Nguyễn Hồng Thuận tri ân cuộc đời đã ban tặng cho mình cơ hội may mắn. Câu chuyện của anh là minh chứng cho câu “Có công gieo hạt ắt có ngày gặt được trái ngọt”.

Vũ Thị Thanh Huyền

Tác giả Nguyễn Đắc Hải

“Viết để bộc bạch, để khám phá và được là chính mình” - đó là cách tôi gửi tặng cho đời những câu chuyện tuyệt vời và nhân văn. Cảm ơn bạn vì đã biết đến tôi với vị trí Thư ký tòa soạn của Tạp chí điện tử Người Nổi Tiếng.

Ca sĩ Thanh Hằng – Thanh Hà: Cặp song ca tí hon mang dòng nhạc quê hương vang xa trên đất Mỹ

Hồ Quang 8 – chàng ca sĩ nghèo ‘tay trắng đi lên’ từ dòng nhạc sến