Nguyễn Trọng Tạo – nhạc sĩ, nhà thơ ‘đa tài, đa tình’ của thi ca Việt Nam

(Nghesiviet.info) – Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo không chỉ ghi dấu ấn bằng những bài ca in sâu trong lòng khán giả mà còn được biết đến với những bài thơ góp phần vào sự phát triển của nền thi ca Việt Nam. Ông đã dành cả cuộc đời mình để “phiêu dạt” trong âm nhạc và thi ca.

Nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo.
Nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo.

Đôi nét về nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo

  • Tên khai sinh: Nguyễn Trọng Tạo
  • Ông sinh ngày: 25.08.1947
  • Ông mất ngày: 07.01.2019 (hưởng dương 72 năm)
  • Quê quán: Diễn Châu, Nghệ An
  • Nghề nghiệp: Nhạc sĩ, nhà thơ, họa sĩ, nhà báo
  • Thể loại sáng tác: Nhạc dân ca, nhạc cổ điển

Những tác phẩm ấn tượng

  • Làng quan họ quê tôi
  • Khúc hát sông quê
  • Bản tình ca bên dòng sông
  • Tập thơ Đồng dao cho người lớn 
  • Tập thơ Con đường của những vì sao

Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo và sự nghiệp cống hiến cho nghệ thuật nước nhà

Tình yêu với thơ ca, âm nhạc của nhạc sĩ Trọng Tạo được khơi nguồn ngay khi ông còn nhỏ. Năm 14 tuổi, ông đã có thể tự viết thơ, tự làm nhạc cụ. Có lẽ vùng quê thơ mộng, nơi đồng lúa nương ngô đã nuôi lớn lên một thiên bẩm văn chương, một tâm hồn lãng mạn.

Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo đã dành cả cuộc đời mình để “phiêu dạt” trong âm nhạc và thi ca.
Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo đã dành cả cuộc đời mình để “phiêu dạt” trong âm nhạc và thi ca.

Vào năm 1969, ông đi bộ đội và từ đây hình ảnh người lính đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận để ông viết ra những dòng thơ ý nghĩa, để lại nhiều ấn tượng trong lòng công chúng cả nước.

Đến năm 1976, ông được nhận 1 suất học tại trường viết văn Nguyễn Du. Tại thời điểm này, ông vẫn phát huy tài năng của mình khi vừa sáng tác vừa làm thơ, vừa viết báo.

Nhưng đến năm 1978 thì sự nghiệp âm nhạc của ông mới khởi sắc khi ca khúc Làng quan họ quê tôi do ông phổ nhạc đã nổi tiếng cả nước và ngày nay, nó trở thành ca khúc đi vào huyền thoại.

Người nhạc sĩ tài hoa được vinh danh trong chương trình "Khúc hát sông quê".
Người nhạc sĩ tài hoa được vinh danh trong chương trình “Khúc hát sông quê”.

Sau này, nhạc sĩ, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo giữ nhiều vị trí quan trọng như Trưởng ban biên tập Nhà văn hóa quân khu bốn, Thư ký tòa soạn tạp chí Âm nhạc thuộc Hội nhạc sĩ Việt Nam, Ủy viên Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam, Trưởng ban biên tập báo Thơ thuộc báo Văn Nghệ…

Bên cạnh vai trò là nhạc sĩ, nhà thơ, ông còn thể hiện tài năng của mình với hội họa khi trở thành họa sĩ minh họa và trình bày mỹ thuật cho một số tạp chí nổi tiếng.

Vào năm 2019, ông qua đời vì căn bệnh tai biến mạch máu não và ung thư phổi, hưởng thọ 72 tuổi.

Người nghệ sĩ đa tài xuất sắc trên mọi “mặt trận nghệ thuật”

Khi nhắc tới nhạc sĩ, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, ai đó đã nói: “Hiếm có ai được như nhạc sĩ Trọng Tạo, ông có thể cùng lúc tung hoành trên nhiều mặt trận nghệ thuật và ở mảng nào ông cũng thu được những thành công ấn tượng”.

Những tập thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Trọng Tạo được nhiều người yêu mến.
Những tập thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Trọng Tạo được nhiều người yêu mến.

Và quả thực như vậy, ông thành công ở mọi thể loại ông theo đuổi. Khi nói về thơ, một người bạn của ông đã từng nói: “Thơ Nguyễn Trọng Tạo là những khúc hát ngân lên từ cõi nhớ của một kẻ nhà quê lưu lạc, là những câu thơ đẫm niềm riêng, nhưng cũng là những trải nghiệm khóc cười nhân thế…”.

Còn trong âm nhạc, ông đã cống hiến cho nền âm nhạc Việt Nam gần 100 ca khúc. Những nhạc phẩm của ông đều mang nét đặc trưng riêng là giàu chất thơ và mang đậm âm hưởng dân ca.
Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo đã cống hiến cho nền âm nhạc Việt Nam gần 100 ca khúc.
Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo đã cống hiến cho nền âm nhạc Việt Nam gần 100 ca khúc.

Ngoài ra, người nghệ sĩ tài hoa này còn được giới văn nghệ sĩ Việt Nam ca ngợi trong vai trò là nhà báo, họa sỹ vẽ bìa sạch, người viết truyện ngắn.

Chính vì vậy khi ông qua đời đã để lại niềm tiếc thương vô hạn trong lòng công chúng.

Tác giả Nguyễn Đắc Hải

“Viết để bộc bạch, để khám phá và được là chính mình” - đó là cách tôi gửi tặng cho đời những câu chuyện tuyệt vời và nhân văn. Cảm ơn bạn vì đã biết đến tôi với vị trí Thư ký tòa soạn của Tạp chí điện tử Người Nổi Tiếng.

Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước – người ‘viết sử’ bằng âm nhạc

Nhạc sĩ Phạm Duy dùng âm nhạc để khơi dậy ‘tâm hồn Việt’