Nhạc sĩ An Hiếu chuyển giao và ứng dụng, kế thừa và phát triển ‘âm nhạc’?

(Nghesiviet.info) – Tiếp nối và thừa hưởng tài năng sáng tác, khả năng cảm thụ âm nhạc của người cha quá cố, tuy nhiên quãng đường đến với âm nhạc của nhạc sĩ An Hiếu cũng từng rất khó khăn.

Tiểu sử

Tên khai sinh là Nguyễn An Hiếu sinh ngày 2 tháng 12 năm 1975, quê ở Nghệ An. Anh từng là cựu trưởng ban nhạc Đồng đội (1 ban nhạc được thành lập từ năm 1996 với các thành viên đều là sinh viên của Trường Văn hóa Nghệ thuật Quân đội) trong vai trò keyboard – sáng tác. Hiện đang làm giảng viên tại Trường Đại học Văn hóa – Nghệ thuật Quân đội.

Nhạc sĩ An Hiếu.
Nhạc sĩ An Hiếu.

Tuổi thơ và những trải lòng

An Hiếu đã trải qua một tuổi thơ vất vả khi bố anh là cố nhạc sĩ An Thuyên khi ấy là diễn viên Đoàn Nghệ thuật Quân khu IV, mẹ là diễn viên Đoàn Ca kịch Nghệ An với những đồng tiền lương phụ thuộc hoàn toàn vào nhà nước.

An Hiếu đã chứng kiến bố mẹ trải qua cuộc đời nghệ sĩ sống với nghệ thuật dân gian, với những buổi tập miệt mài, những bữa ăn đạm bạc và sự nghèo khó chung của cả xã hội lúc bây giờ.

An Hiếu đã trải qua một tuổi thơ vất vả khi bố anh là cố nhạc sĩ An Thuyên.
An Hiếu đã trải qua một tuổi thơ vất vả khi bố anh là cố nhạc sĩ An Thuyên.

Kể cả khi cả nhà anh quyết định chuyển lên sống ở Hà Nội, cuộc sống cũng không khá hơn bởi với hai bàn tay trắng, không người thân thích, căn nhà đi mượn 16m2 là những gì nhỏ nhoi mà gia đình 4 người An Hiếu có, còn lại chia đều cho sự thiếu thốn và vất vả của thời bao cấp.

Thậm chí nhiều hôm gia đình không có tiền mua thức ăn, An Hiếu phải ra ao trong khu tập thể Văn công Mai Dịch để mò cua, bắt tôm cá.

Thế nhưng có lẽ khó khăn đối với An Hiếu không phải là cuộc sống tuổi thơ thiếu ăn, thiếu mặc, sống trong cái đói nghèo của thời bao cấp mà là việc khẳng định tài năng của bản thân, “chống” lại gia đình để đi theo nghệ thuật bởi từng có thời gian bố mẹ anh tìm mọi cách can ngăn con trai tiếp xúc với âm nhạc vì sợ con sẽ theo nghệ thuật.

Gia đình hiện tại của nhạc sĩ An Hiếu.
Gia đình hiện tại của nhạc sĩ An Hiếu.

Có lẽ vợ chồng cố nhạc sĩ An Thuyên là những người thấu hiểu hơn ai hết những vất vả của cuộc sống nghệ sĩ trong thời kỳ chuyển giao cũ và mới, vì thế họ muốn con trai theo học ngành nghề khác, kiếm một công việc ổn định và có thu nhập tốt.

Nhưng An Hiếu theo chính lời nhận xét của mình là một cậu bé có cá tính rất mạnh mẽ, “quậy phá nhiều và học cũng không giỏi” đã tìm mọi cách để có thể tiếp xúc được với cây đàn. Không thể cưỡng lại đam mê nghệ thuật của con trai, cố nhạc sĩ An Thuyên đã buộc phải cho An Hiếu thi vào Cao đẳng Nghệ thuật Quân đội.

Cố nhạc sĩ An Thuyên đã buộc phải cho An Hiếu thi vào Cao đẳng Nghệ thuật Quân đội.
Cố nhạc sĩ An Thuyên đã buộc phải cho An Hiếu thi vào Cao đẳng Nghệ thuật Quân đội.

Những suy nghĩ bồng bột, chưa chín chắn của một cậu con trai tuổi mới lớn cùng cá tính mạnh mẽ đã làm cho An Hiếu giận bố mình rất nhiều và luôn đau đáu một nỗi mặc cảm là bố không hiểu mình, không thương mình, những điều bố làm giống như là nghĩa vụ và bổn phận thôi.

Chính An Hiếu cũng từng tâm sự rất nhiều năm trong những cuộc nói chuyện của hai cha con, cả 2 người đều không tìm được tiếng nói chung, không tài nào nói chuyện được với nhau.

Chính An Hiếu cũng từng tâm sự rất nhiều năm trong những cuộc nói chuyện của hai cha con, cả 2 người đều không tìm được tiếng nói chung.
Chính An Hiếu cũng từng tâm sự rất nhiều năm trong những cuộc nói chuyện của hai cha con, cả 2 người đều không tìm được tiếng nói chung.

Còn cố nhạc sĩ An Thuyên, phần vì nghiêm khắc với cách dạy con bằng mệnh lệnh và những trận đòn, phần vì lo toan cuộc sống mưu sinh, cơm áo gạo tiền nên đã khiến cho mối quan hệ giữa hai bố con căng thẳng.  

Ít ai biết được một nhạc sĩ thành công và là giảng viên của bao nhiêu thế hệ sinh viên lại từng có thời nổi loạn trên giảng đường đại học, dẫn đầu mọi trò nghịch ngợm trong ký túc xá của trường, thậm chí có lần cha anh phải ký quyết định cảnh cáo cậu con trai trước toàn trường vì vi phạm kỷ luật.

Sau này, khi đã trưởng thành và trở thành cha mẹ, An Hiếu dường như nhận thức và thấu hiểu nỗi lòng mà người bố đã mất dành cho mình bởi “chúng ta nên đối xử với cha mẹ theo cách mà chúng ta muốn con mình sau này sẽ đối xử lại”.
Nhạc sĩ An Hiếu chia sẻ tại chương trình chúng tôi là chiến sĩ.
Nhạc sĩ An Hiếu chia sẻ tại chương trình chúng tôi là chiến sĩ.

Những bữa cơm chung giữa hai bố con xuất hiện nhiều hơn, với chủ đề là âm nhạc. Những trách móc về trận đòn roi ngày xưa của bố, những giận hờn trong An Hiếu giờ đây trở thành sự thấu hiểu và trân trọng hơn tấm lòng, tình yêu của bố với mình bởi nếu không có sự nghiêm khắc ngày đó, có thể anh đã không được là anh hôm nay.

Sự nghiệp

  • Năm 1996, anh giảng dạy tại Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội đồng thời là Đội trưởng của Ban nhạc Đồng Đội với vai trò key board – sáng tác.
  • Năm 2009, anh học thạc sĩ chuyên ngành sáng tác tại Đại Học Vũ Hán, Trung Quốc.
  • Sau đó anh trở về Việt Nam tiếp tục giảng dạy tại Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội, đồng thời sáng tác nhạc.

Tác phẩm

Những tác phẩm của nhạc sĩ An Hiếu chủ yếu nói về tình cảm gia đình, đặc biệt là tình cha con như: Giấc mơ của con, Cha yêu, Cha tôi.

Ngoài ra còn có những sáng tác khác như:

  • Lời yêu xa
  • Tình yêu âm nhạc
  • Hành khúc cuộc đời
  • Chuyện lính kèn
  • Bão đêm
  • Vì đâu?

Giải thưởng

  • Năm 2001, An Hiếu đã cùng ban nhạc Đồng Đội giành liền 3 giải trong Liên hoan Ban nhạc Sinh viên Toàn quốc.
  • Năm 2009, với ca khúc “Gánh hàng hoa” của An Hiếu giành giải Bài hát của tháng 9 trong chương trình Bài hát Việt.
Với công việc hiện tại là giảng viên, nhạc sĩ An Hiếu cũng giống như người cha của mình luôn tìm tòi, đào tạo và phát triển những tài năng âm nhạc để phục vụ, cống hiến vào nền âm nhạc nước nhà.

Tác giả Nguyễn Đắc Hải

“Viết để bộc bạch, để khám phá và được là chính mình” - đó là cách tôi gửi tặng cho đời những câu chuyện tuyệt vời và nhân văn. Cảm ơn bạn vì đã biết đến tôi với vị trí Thư ký tòa soạn của Tạp chí điện tử Người Nổi Tiếng.

Ca nhạc sĩ Phạm Toàn Thắng – ‘kẻ rong chơi’ trong lãnh địa âm nhạc

Sơn Thạch – nhạc sĩ ‘phiêu ru’ với những cánh buồm?