Đạo diễn Việt Tú – ‘ông trùm’ của những chương trình, tác phẩm hấp dẫn?

(Nghesiviet.info) – Việt Tú là một trong những trường hợp rất hiếm ở Việt Nam thành công ở cả vai trò đạo diễn âm nhạc, đạo diễn sự kiện văn hóa. Vì thế mà sau gần 20 năm làm nghề, những tác phẩm của đạo diễn Việt Tú vẫn luôn khiến người ta mong chờ bằng một sự tò mò và quan tâm.

Tiểu sử

Nguyễn Việt Tú, sinh năm 1977 tại Hà Nội trong một gia đình giàu truyền thống nghệ thuật khi mẹ anh là nghệ sĩ múa rối lâu năm tại Nhà hát múa rối nước Thăng Long còn bố anh là đạo diễn ca nhạc Nguyễn Việt Tuấn.

Đạo diễn Việt Tú nổi tiếng với rất nhiều các chương trình ca nhạc được dàn dựng đẹp mắt từ hình thức đến sự sáng tạo, độc đáo từ nội dung như: Con đường âm nhạc, Bài hát yêu thích.
Việt Tú được biết đến là một đạo diễn đa tài với rất nhiều chương trình nổi tiếng.
Việt Tú được biết đến là một đạo diễn đa tài với rất nhiều chương trình nổi tiếng.

Hay live show của các ca sĩ nổi tiếng như: Hồng Nhung, Đàm Vĩnh Hưng, Hồ Ngọc Hà, Vũ Cát Tường, Trúc Nhân, Phương Mỹ Chi,…

Sự nghiệp

Đạo diễn Việt Tú là con nhà nòi với những thế hệ làm nghệ thuật lâu năm, từ ông ngoại từng là đạo diễn sân khấu, mẹ là diễn viên múa rối nước đến bố là đạo diễn ca nhạc.

Do đó, dòng máu nghệ thuật cùng niềm đam mê về văn hoá dân tộc luôn chảy trong trái tim của Việt Tú từ những ngày còn rất nhỏ.

Dòng máu nghệ thuật cùng niềm đam mê về văn hoá dân tộc luôn chảy trong trái tim của Việt Tú từ những ngày còn rất nhỏ.
Dòng máu nghệ thuật cùng niềm đam mê về văn hoá dân tộc luôn chảy trong trái tim của Việt Tú từ những ngày còn rất nhỏ.

Không biết từ khi nào, hình ảnh sân khấu rối nước trên mặt Hồ Gươm, tháp rùa, cầu thê húc – những biểu tượng gắn liền với thủ đô Hà Nội đã in đậm trong tâm trí một cậu nhóc còn rất nhỏ như anh.

Tuy nhiên, thật ngạc nhiên khi con đường đến với nghệ thuật của Việt Tú lại được anh nhận xét là muộn hơn mọi người. Trước khi được “khai sáng” bởi một anh bạn làm âm thanh khi anh bạn này “dụ dỗ” Tú làm phim thì Việt Tú thời trẻ vẫn còn ham chơi và bỏ bê thời gian, bản thân vào những cuộc chơi không hồi kết và vô bổ.
Con đường đến với nghệ thuật của Việt Tú lại được anh nhận xét là muộn hơn mọi người.
Con đường đến với nghệ thuật của Việt Tú lại được anh nhận xét là muộn hơn mọi người.

Nói về các dấu mốc đáng nhớ trong hành trình tạo dựng vị thế trong giới nghệ thuật Việt Nam, Việt Tú chia gồm: live concert của diva Hà Trần, vở diễn Nhật Thực, những chương trình “Trình diễn thực cảnh” đầu tiên tại Việt Nam, tiêu biểu nhất phải kể đến múa rối nước – môn nghệ thuật mà anh đã yêu quý và gắn bó từ lâu.

Với một tư duy mới mẻ và quan niệm nghệ thuật độc lạ, đối với Việt Tú, rối nước không khác gì cuộc sống hằng ngày mà chúng ta đang sống, chẳng qua nếu trên sân khấu người ta lấy con rối diễn con người thì với “Trình diễn thực cảnh” Việt Tú đưa con người diễn con rối mà thôi.

Vở diễn Tứ phủ do Việt Tú đạo diễn.
Vở diễn Tứ phủ do Việt Tú đạo diễn.

Từ những thành công trong việc hiện thực hoá “trình diễn thực cảnh” tại Việt Nam, đạo diễn Việt Tú  khẳng định đó mới chính là con đường anh tìm kiếm bấy lâu nay và cần phải theo đuổi đến cùng.

Bên cạnh đạo diễn những chương trình liên quan đến văn hóa, nghệ thuật giống như đam mê của bản thân, Việt Tú còn rất thành công trong vai trò Tổng đạo diễn hình ảnh cho lễ khai mạc và bế mạc SEA Games 22 (Thế vận hội Đông Nam Á) lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam vào tháng 12 năm 2003.

Những sự kiện văn hóa khác cũng từng được anh làm đạo diễn phải kể đến  Giờ Trái đất 2011 và 2018, Festival biển Nha Trang 2011, Đà Nẵng Countdown (2012-2017),…

Việt Tú cũng là vị đạo diễn được nhiều thương hiệu lớn “chọn mặt gửi vàng” để tổ chức các chương trình, sự kiện lớn như Cuộc đối thoại số 1 (2007) giới thiệu dòng sản phẩm điện thoại N-series của Nokia, Lễ khai trương thương hiệu Hermès tại Hà Nội vào năm 2008 và Piaggio Vespa S năm 2010, Lễ khai trương Vinhomes Central Park (2016), lễ hội âm nhạc thời trang ngoài trời lớn nhất Việt Nam Honda Vision Steps of Glory (2017) và Đại nhạc hội Viettel 4G (2018).

Tôn vinh

Việt Tú là gương mặt quen thuộc của Giải thưởng Âm nhạc Cống hiến với 5 lần đoạt giải.

Việt Tú cũng vinh dự được báo Thể thao & Văn hóa cùng tạp chí Đàn ông bình chọn là “Đạo diễn của năm” và “Người đàn ông của năm” vào các năm 2005 và 2011.

Những ồn ào trong thời gian gần đây

Tháng 6-2017, vở diễn thực cảnh đầu tiên với tên gọi “Ngày xưa” do Việt Tú làm đạo diễn sau gần 2 năm ấp ủ và dàn dựng đã có buổi tổng duyệt đầu tiên tại Sài Sơn, chùa Thầy.

Tuy nhiên chỉ 4 tháng sau, vào cuối tháng 10-2017, công ty TCHN bất ngờ tổ chức cuộc họp báo công bố sẽ thay thế một đạo diễn khác, đạo diễn Hoàng Nhật Nam sẽ đảm nhận vai trò dàn dựng sân khấu trên và lấy tên là “Tinh hoa Bắc Bộ”.

Lý giải cho hành động này, công ty TCHN cho rằng vở diễn của Việt Tú không chạm được đến trái tim người xem nên đơn vị này đã quyết định thay thế bằng kịch bản khác.

Ồn ào xung quanh sự thay đổi này xảy ra khi đạo diễn Việt Tú cho rằng, vở diễn “Tinh hoa Bắc Bộ” đã sao chép toàn bộ ý tưởng, bối cảnh từ “Ngày xưa”.

Để minh chứng cho điều này, đạo diễn Việt Tú đã cất công thu thập tài liệu, đưa ra so sánh cho thấy sự “trùng hợp” đến khó tin giữa hai vở diễn, từ việc giống nhau trong vô số tổ hợp động tác lẫn cả cách bố trí đội hình trên sân khấu mà anh từng dựng cho vở “Ngày xưa”, thậm chí, phục trang, đạo cụ, cách di chuyển…đến thiết kế sân khấu, sơ đồ ánh sáng được êkip của Việt Tú dàn dựng cho “Ngày xưa” lại xuất hiện y hệt trong “Tinh hoa Bắc Bộ”.

Đạo diễn Việt Tú trong phiên tòa xử vụ kiện tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến vở thực cảnh "Ngày Xưa".
Đạo diễn Việt Tú trong phiên tòa xử vụ kiện tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến vở thực cảnh “Ngày Xưa”.

Những phân đoạn trong “Tinh hoa Bắc Bộ” như nhà thủy đình nổi lên nổi xuống cũng được Việt Tú quả quyết là rất giống với “Ngày xưa”.

Nói về mục đích theo đuổi vụ kiện trên, đạo diễn Việt Tú cho biết, anh muốn TCHN thừa nhận “Tinh hoa Bắc Bộ” là một sản phẩm được xây dựng dựa trên “Ngày xưa” và đồng thời đơn vị này cần phải trả lại tên sáng tạo cho anh.

Viết Tú khẳng định, anh làm điều này không chỉ cho riêng mình mà vì một nền công nghiệp giải trí văn minh, nơi mà vấn đề bản quyền cần được xem trọng.

Đạo diễn Việt Tú sau đó đã được tuyên bố thắng kiện, đồng thời Tòa tuyên vở “Tinh Hoa Bắc Bộ” là tác phẩm phái sinh, không có căn cứ đòi đạo diễn Việt Tú bồi thường 6 tỷ.

Có một châm ngôn và cũng là quan điểm nghệ thuật rất hay mà Việt Tú luôn theo đuổi đó là cả đời này chúng ta cứ tìm kiếm, săn đuổi, điên loạn lên vì những thành công trong cuộc sống hay sự nghiệp thì sau tất cả, chúng ta vẫn đi tìm hai chữ hạnh phúc.

Việt Tú chắc hẳn rất hạnh phúc bởi anh không chỉ có niềm hạnh phúc của riêng mình với những thành tựu nổi bật kể trên mà anh còn hạnh phúc bởi bản thân đã tạo ra những chương trình hấp dẫn, những giá trị trong mỗi tác phẩm, để qua đó công chúng cũng thấy hạnh phúc, hài lòng với những gì họ xem.

Tác giả Nguyễn Hồ Thiên Kim

“Viết để cảm, viết để thấu hiểu và viết để làm đẹp cho đời, mỗi chúng ta đều là những nhân tố giúp cho cuộc sống này thêm thi vị và hạnh phúc hơn. Cám ơn bạn đã ghé thăm và xem bài viết của tôi trên Tạp chí điện tử Người Nổi Tiếng.”

Diễn viên Ngô Thanh Vân – người được mệnh danh là ‘đả nữ’ của màn ảnh Việt

MC Phí Linh – Á quân cuộc thi nổi tiếng tìm kiếm ‘người dẫn chương trình chuyên nghiệp’