(Nghesiviet.info) – Ngọc Khuê đã chinh phục thính giả yêu nhạc bằng chất giọng giả thanh độc đáo và cách nhả chữ điêu luyện qua rất nhiều bài hát như Bà Tôi, Chuồn chuồn ớt, Đá trông chồng….
Tiểu sử
Tên đầy đủ Phạm Thị Ngọc Khuê sinh ngày 27-3-1983 tại Tỉnh Hưng Yên. Cô là nữ ca sĩ thể hiện vô cùng thành công ca khúc “Bà Tôi” trong chương trình Bài Hát Việt 2005.
Tuổi thơ
Ngọc Khuê là con gái của nhạc sĩ kiêm hoạ sĩ Phạm Ngọc Khôi. Sinh ra trong một gia đình có bố theo nghệ thuật, mới chỉ 7 tuổi, Ngọc Khuê đã tham gia vào đội ca Họa mi của Cung thiếu nhi Hà Nội.
Cũng giống như nhiều gia đình làm nghệ thuật khác, hồi đấy hầu như người nghệ sĩ nào cũng trải qua hoàn cảnh sống khó khăn, vì thế mà tuổi thơ của Ngọc Khuê là những chiều bố cô lóc cóc chiếc xe đạp cũ chở cô sang Cung thiếu nhi Hà Nội học nhạc. |
Nếu hôm nào bố bận gì hay ốm thì cô tự đi bộ từ đường Hai Bà Trưng về nhà là bãi bồi sông Hồng, cứ vừa đi bộ vừa thơ thẩn đuổi bướm.
Tuổi thơ của Khuê là những bãi ngô dài, những cánh đồng hoa cải vàng, bờ ao bởi nhà cô nằm ở bãi giữa sông Hồng, cô không giống như các bạn trong phố, được trèo me, trèo sấu. Tuy nhiên, Ngọc Khuê vẫn luôn tự hào về cái gốc gác “nhà quê” của mình.
Sự nghiệp
Chính vì tuổi thơ lớn lên ở một nơi hơi “quê”, trong suốt sự nghiệp ca hát 16 năm ca hát, Ngọc Khuê vẫn luôn theo đuổi dòng nhạc dân gian với một chất giọng trong trẻo, thánh thót, đặc trưng không giống bất cứ ca sĩ nào trong thị trường âm nhạc hiện nay.
Trong cuộc thi Tiếng hát Truyền hình Sao Mai năm 2003, Ngọc Khuê đã thể hiện cực kỳ xuất sắc tác phẩm “Bên bờ ao nhà mình” của Lê Minh Sơn. |
Lúc đó, lối hát giả thanh của cô gái mới 20 tuổi đã chinh phục tuyệt đối công chúng và hội đồng chấm thi.
Sau đó là một loạt các ca khúc đư tên tuổi cô trở nên nổi tiếng và tạo nên thương hiệu cho nữ ca sĩ như “Cặp ba lá”, “Chuồn chuồn ớt”, “Người ở người về”, “Đá trông chồng. Sau khi đoạt giải nhì trong cuộc thi Tiếng hát Truyền hình Sao Mai năm 2003, và hoàn thành album đầu tay “Bên bờ ao nhà mình” trong vòng hai tháng, Ngọc Khuê tiếp tục tham gia Sao Mai – Điểm Hẹn và giành giải thưởng do Hội đồng nghệ thuật bình chọn.
Sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng Văn hoá – Nghệ thuật, Ngọc Khuê tiếp tục học tại Nhạc viện Hà Nội để thực hiện ước mơ trở thành một giảng viên thanh nhạc.
Tác phẩm
- Áo Trắng Em Qua
- Gọi Tôi Hà Nội
- Cặp Ba Lá
- Giọt Sương Bay Lên
- Cốm Làng Vòng
- Cảm Giác Yêu
- Tình Tang
- Bà Tôi
- Tóc Thả Thuyền Trôi
- Ơi Con Chim Chào Mào
- Trai Làng Tôi
- Lời Hát Vòng Nước Xoáy
- Ơ Kìa
- Em Không Vào Chùa
- Chim Bông Lau Tìm Bóng
- Giấc Mơ Dai Dẳng
- Chim Bông Lau Tìm Bóng
- Người Ở Người Về
- Đá Trông Chồng
Dấu ấn cá nhân
Nhiều người cũng từng đặt câu hỏi rằng những người bạn cùng thời với Khuê và thành danh từ Sao Mai điểm hẹn năm 2004 như Tùng Dương, Khánh Linh đều đã để lại những dấu ấn phá cách trong sự nghiệp âm nhạc còn Ngọc Khuê dường như vẫn rất lặng lẽ.
Còn nhớ, ngày đó, Khuê đã làm những điều không ai làm được với Mái đình làng biển, Trên đỉnh Phù Vân khi trải chiếu ngồi gõ mõ và ca Trên đỉnh Phù Vân, đến cả cha đẻ của bài hát Phó Đức Phương cũng phải ngạc nhiên.
Rồi sự kết hợp của Khuê với nhạc sĩ Lê Minh Sơn sau đó cho ra đời những “Cặp ba lá”, “Bên bờ ao nhà mình” – một sự kết hợp đầy ngẫu hứng và rất tình, và rồi công chúng rất kỳ vọng vào những đột phá mới… |
Nhưng rồi, Khuê lấy chồng, sinh con và bẵng đi một thời gian rất lâu công chúng tưởng rằng Khuê tạm dừng, tạm dấn thân vào âm nhạc để làm tròn bổn phận của người phụ nữ trong gia đình, để tìm bình yên nơi tổ ấm thay vì đuổi theo những đam mê âm nhạc, tìm lại sự quyết liệt, “điên điên” trên sân khấu như cô đã từng làm. Thực chất, dòng nhạc mà Khuê theo đuổi rất kén người nghe.
Nhưng cái hay, cái độc của Ngọc Khuê là ở chỗ cô không chạy theo số đông, không thỏa hiệp với nhạc thị trường. Cô chỉ làm những gì mình thích, những gì mình thuộc về. Và Khuê đã đi theo con đường đó đến tận bây giờ.
Khuê cũng từng tâm sự đối với cô, nghệ thuật không ăn xổi được, cô bước đi chậm mà chắc. Trong khi thị trường nhạc Việt có quá nhiều ca sĩ, cô không muốn bon chen, mặc dù dòng nhạc cô lựa chọn không phải dành cho đám đông và kén người nghe nhưng điều quan trọng với cô khi làm một ca sĩ đó là âm nhạc đến được trong lòng công chúng và Khuê nghĩ mình đã đạt được điều quan trọng đó rồi.
Khuê cũng khẳng định cô sẽ theo đuổi dòng nhạc dân gian đương đại đến cùng, dù cô thừa nhận đôi lúc mình cảm thấy cô đơn trên con đường đó. “Con đường của tôi có thể không ồn ào, nhưng tôi nghĩ, nó sẽ bền lâu.” |
Để rồi, Ngọc Khuê chọn Phạm Duy, như là người đồng hành cùng cô trên con đường cô đơn đó khi Khuê cho ra mắt CD gồm 7 bài hát do Ngọc Duy sáng tác với những “Đưa em đi tìm động hoa vàng”, “Tình ca”, “Tiếng đàn tôi”, “Rồi mai tôi sẽ đưa em về nhà”.
Khuê mê nhạc của Ngọc Duy từ những âm thanh phát ra từ chiếc đài cát xét cũ nhưng những bài hát của Khuê lại không hề cũ hay nhàm chán bởi cô cảm âm nhạc của Phạm Duy theo cách của một người trẻ. Để rồi chính chủ nghe xong, chỉ nói một câu: “Con nhỏ Bắc Kỳ này hát tốt quá”.
Với sự phối khí của nhạc sĩ Lê Minh Sơn cùng việc kết hợp những nhạc cụ mộc, độc nhất, Ngọc Khuê đã thổi một màu sắc mới đến nhạc Phạm Duy một sắc màu mới.
Bài hát đã chạm thấu đến trái tim đa cảm của Ngọc Khuê, như là sự tổng kết của một cô gái trưởng thành, trải qua những thăng trầm trong cuộc sống, và đã yêu và luôn mong ước một ước mơ giản đơn là được yêu thương, được trở về mái nhà yên ấm của mình với những thương yêu hàng ngày.
Hiện tại, Khuê đã trở thành giảng viên như mong ước của cô, ngoài ra cô còn mở một quán cà phê ở góc đường Đê La Thành, trong khuôn viên của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Ngọc Khuê luôn tâm niệm chỉ cần làm những thứ mình thích thì cô đã thấy vui và tự hào. |