(Nghesiviet.info) – “Chú ý trong giai đoạn bắt đầu một mùa mới dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm sinh lý.” Bác sĩ Ando Daiki cho biết.
“Đau thần kinh thời tiết” đang được chú ý trở lại do các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt do thay đổi thời tiết. Nhiều người có cảm giác lo lắng khi áp suất không khí giảm hoặc có dấu hiệu mưa. Đây cũng là thời điểm cần chú ý sức khỏe, khi bắt đầu vào mùa xuân. Bác sĩ Ando Daiki, giám đốc bệnh viện nội tiết Ando (thành phố Gifu), đã viết bài giải thích cơ chế phát triển và cách giải quyết vấn đề.
Thực chất, bệnh thời tiết hoặc bệnh khí hậu là thuật ngữ chung để chỉ các bệnh lý mà triệu chứng xuất hiện hoặc tăng nghiêm trọng do sự thay đổi khí hậu hoặc thời tiết. Thuật ngữ này không được định nghĩa trong phân loại bệnh quốc tế ICD-10 được WHO biên soạn và không phải tên chính thức cho bất kỳ căn bệnh nào.
Tuy nhiên, lịch sử của bệnh này lại khá lâu đời, từ thập niên 1940 tại Nhật Bản đã có báo cáo về căn bệnh mang tên “bệnh khí hậu”. Có thể nói rằng “đau khớp hay đau các vết thương cũ khi thời tiết xấu” đã xuất hiện từ rất rất lâu trước đây.
Điều tra được thực hiện vào năm 2020 bởi Rohto và Weather News cũng cho thấy khoảng 60% dân số, đặc biệt là gần 80% phụ nữ, được xác định là có triệu chứng của bệnh thời tiết. Có thể xem đây là một căn bệnh được xem là “quốc bệnh” cùng với bệnh “dị ứng phấn hoa”.
Trong một thời gian dài, nhiều điều về cơ chế phát sinh của căn bệnh này vẫn là điều bí ẩn. Nhưng gần đây, nguyên nhân của nó đã được xác định rõ ràng hơn. Đó chính là “tai”, chính xác là cơ quan nội tai trong tai.
Tai có thể được chia thành ba phần chính là “tai ngoài”, “tai giữa” và “tai trong”. Phần sâu nhất của nó là “nội tai”. Nội tai bao gồm “bộ phận ốc tai” chuyển đổi âm thanh đã tiếp nhận thành tín hiệu thần kinh và “tiền đình” cùng “ống bán quy” chịu trách nhiệm giữ cân bằng cơ thể. Cả hai phần này đều chứa chất lỏng được gọi là dịch lạnh (hay còn gọi là dịch bạch huyết).
Đối với bệnh thời tiết thì hai bộ phận “tiền đình” và “hệ thần kinh tiền đình” kết nối trực tiếp với não đặc biệt quan trọng.
Một chút khó hiểu, nhưng khi áp suất không khí thay đổi, chất lỏng bạch huyết như đã đề cập sẽ dao động, thần kinh tiền đình sẽ bị kích thích. Sau đó, thần kinh ba chiều (Nó có ba nhánh chính điều hòa các chức năng của mặt, miệng và cảm giác từ đầu đến vai) cũng sẽ kích thích và giải phóng chất truyền dẫn thần kinh.
Từ đó, các mạch máu trong não sẽ giãn nở và giải phóng các chất tạo viêm (là những phân tử protein được sản xuất bởi các tế bào của hệ miễn dịch trong quá trình phản ứng viêm để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân đe dọa như vi khuẩn, virus, nấm, độc tố. Chúng có tác dụng kích thích hoặc hạ dịch của các tế bào miễn dịch khác và góp phần trong quá trình đánh lùi sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, sự sản xuất quá mức chất viêm có thể dẫn đến các bệnh viêm nhiễm và đau đớn, hoặc các bệnh viêm mãn tính như một vài bệnh tim mạch, tiểu đường, viêm khớp,…), gây ra đau đầu.
Ngoài những triệu chứng đau đầu do ảnh hưởng của thời tiết, hiện nay cũng có các triệu chứng khác (mệt mỏi, đau vai, đau lưng…) được xác định có nguyên nhân từ tai. Thần kinh tiền đình hình thành và truyền tải các thông tin cân bằng từ cơ quan thích ứng vào não. Nhưng vì thông tin cân bằng thay đổi theo áp suất khí quyển, vì thế so với thông tin cân bằng thực tế, thông tin cân bằng này có sự chênh lệch. Điều này khiến não bị lúng túng sử lý không chính xác, ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh tự động và khiến thần kinh cảm giác ở khắp cơ thể bị co rút căng cứng, khiến cho lưu thông máu kém đi. Kết quả là có thể xảy ra đau đớn, co cứng ở các nơi khác nhau trong cơ thể, các vị trí đau ban đầu càng đau hơn, đồng thời cũng sinh ra cảm giác mệt mỏi, chóng mặt…
Điều đó có nghĩa là bệnh thời tiết và bệnh khí tượng là những triệu chứng phát sinh trực tiếp từ sự thay đổi áp suất khí quyển (như đau đầu, chóng mặt), và cũng do sự điều chỉnh của cơ thể để thích nghi với những thay đổi đó mà phát sinh triệu chứng do sự suy nhược của hệ thống thần kinh tự động (như mệt mỏi, đau vai, tim đập nhanh, giảm cảm giác ngon miệng, táo bón / tiêu chảy, rối loạn kinh nguyệt, đau lưng, tay chân lạnh, phù nề …), vì vậy cần phân loại và điều trị cho từng loại triệu chứng tương ứng.
Mọi người thường hay quan tâm đến các biện pháp phòng ngừa hoặc phương pháp xử lý hiệu quả trong trường hợp mắc thay đổi thời tiết hay bệnh khí hậu. Tuy nhiên, không phải ai cũng gặp phải triệu chứng bệnh trong cùng thời điểm. Có người bệnh bị xuất hiện trước khi thời tiết chuyển xấu, có người khi sự thay đổi áp suất không khí mới xuất hiện triệu chứng, và có người bị bệnh chỉ khi nhiệt độ trong ngày biến đổi.Trong việc lên kế hoạch phòng ngừa bệnh, trước hết, bạn cần phải biết rõ dạng bệnh của mình.
Trang web của Hiệp hội nghiên cứu bệnh Đau đầu Nhật Bản có một phần “nhật ký đau đầu” giúp bạn biết chính xác lúc nào chứng đau đầu của mình xuất hiện. Ngoài ra, hiện nay có nhiều ứng dụng giúp bạn theo dõi được tình trạng sức khỏe và mối quan hệ giữa thời tiết với triệu chứng bệnh. Bạn có thể thử sử dụng những ứng dụng này để đánh giá và theo dõi tình trạng sức khỏe của mình.
Khi luồng áp thấp không khí đang tiến đến gần, trời có dấu hiệu sắp mưa và các triệu chứng mạnh bắt đầu xảy ra. Như đã đề cập trước đó, biện pháp phòng ngừa hiệu quả là “xử lý trước khi các triệu chứng đó xảy ra”. Điều quan trọng là cải thiện lưu thông máu xung quanh tai, để hệ thần kinh có cảm nhận chính xác sự thay đổi áp suất không khí.
Điều này cần thiết để ngăn chặn sự sưng tấy và làm cho tai trong đau nhức. Để cải thiện lưu thông máu xung quanh tai, bạn có thể áp dụng khăn nóng hoặc túi chườm nóng trên huyệt “hoàn cốt” gần sau tai. Đồng thời, việc giữ ấm tai bằng mũ và khăn quàng vào mùa đông cũng rất hiệu quả.
Hiệu quả nhất là “massage xoa theo đường tròn vùng quanh tai”, và sắp xếp cho mình một nếp sống lành mạnh cũng là một điểm rất quan trọng.
Một trong những cách đơn giản, hiệu quả để giảm đau, khó chịu khi thời tiết thay đổi là “massage tai”. Đây là một bài tập được Giáo sư Jun Sato chuyên gia hàng đầu nghiên cứu về chứng đau thời tiết và bệnh thời tiết tại trường Y khoa Aichi tìm ra, nhằm cải thiện lưu thông máu trong tai. Khi massage, ta chỉ cần kẹp tai nhẹ, kéo hoặc xoay tai một cách nhẹ nhàng theo đường tròn. Đây là các động tác đơn giản nên rất dễ thực hiện.
Nếu triệu chứng nặng, hãy cân nhắc đến việc thăm khám tại bệnh viện. Thực tế, vì đó không phải là một căn bệnh chính thức, nên hiện tại không có thuốc nào được áp dụng cho các triệu chứng này. Nhưng chúng ta có thể kì vọng dựa trên các nghiên cứu vào các loại thuốc chống chóng mặt, có sử dụng các thành phần giúp lấy lại sự cân bằng ở tai trong, có thể mang lại hiệu quả.
Ngoài ra, một trong những nguyên nhân của bệnh đau thời tiết hoặc bệnh thời tiết là do sự thay đổi áp suất không khí gây ra sự mất cân bằng lượng nước bên trong cơ thể. Theo y học Đông y, tình trạng này được gọi là “ thủy độc ”, trường hợp này một số loại thuốc đông y có tác dụng cải thiện thủy độc có thể được kê đơn.
Cuối cùng, tôi muốn chia sẻ lời khuyên khi thời tiết đang chuyển sang mùa xuân. Đầu tiên, bạn cần biết liệu bạn có dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết hay không. Có 15 mục để kiểm tra, ví dụ như “nhạy cảm với thay đổi thời tiết, có thể cảm nhận được mưa hoặc sự thay đổi áp suất không khí” (loại nhạy cảm với tai trong), “tâm trạng dao động do thay đổi thời tiết” (loại ảnh hưởng thời tiết), “thường bị đau đầu” (loại có nguyên nhân). Nếu bạn có ít nhất một trong số này, bạn thuộc loại “dễ mắc bệnh”, vì vậy hãy lên tích cực lên kế hoạch và chuẩn bị các phương pháp để giải quyết vấn đề.
Nếu bạn nhận ra mình dễ bị đau thần kinh thời tiết, hãy tập trung vào việc làm cân bằng hệ thống thần kinh tự động. Dưới đây là những điểm cần lưu ý, nhưng cá nhân tôi nghĩ rằng “hoạt động năng động khi mặt trời mọc và thư giãn sau khi mặt trời lặn” là rất quan trọng.
Mỗi ngày nên thức dậy sớm vào cùng thời gian và dành thời gian tắm nắng.
Ăn sáng đầy đủ mỗi ngày.
Tập các bài tập thể dục có tác dụng chống oxy hóa như đi bộ trong suốt ngày.
Dùng thực phẩm lên men như sữa chua, natto để cân bằng môi trường đường ruột.
Tắm nước ấm và thư giãn.
Giữ giờ đi ngủ cố định và có giấc ngủ tốt.
Nếu bạn muốn chăm sóc cơ thể một cách tận tâm hơn, hãy chú ý đến vitamin B để kích thích quá trình trao đổi chất và duy trì sức khỏe cho não cùng hệ thần kinh. Kẽm và magiê để giảm căng thẳng, stress, sắt và vitamin C để cải thiện chứng thiếu máu dễ gặp phải khi thời tiết thay đổi. Bạn cũng có thể tận dụng khả năng vận động của chân bằng việc ngâm chân trong nước nóng giúp lưu thông máu và làm ấm cơ thể.
Ông Ando Daiki là viện trưởng của Phòng khám Nội khoa Ando, tốt nghiệp Đại học Y tế và Sức khoẻ Fujita (ngày nay là Trường Đại học Y tế Fujita). Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo của Bệnh viện Trường Đại Học Y tế và Sức khỏe Fujita và được phân công làm việc tại Khoa Nội khoa Tổng quát của Bệnh viện Trường Đại Học Y tế và Sức khỏe Fujita.
Ông đã được trao giải thưởng “Người hướng dẫn xuất sắc nhất” của bệnh viện trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015. Sau đó, ông đã làm việc tại Khoa Nội khoa Tổng quát của Bệnh viện đa khoa Gifu trước khi đến làm việc tại Phòng khám hiện tại.
Ông cũng là giảng viên thỉnh giảng Khoa Nội khoa Tổng hợp của Trường Đại học Gifu và giảng viên khách mời Khoa Nội khoa Tổng hợp Trường Đại học Y tế Fujita và là Ủy viên Quản lý Đào tạo của Hội đồng quản trị Bệnh viện đa khoa Gifu.
Ông tâm niệm rằng “không điều trị, chỉ tư vấn chăm sóc sức khỏe”. Ông tin rằng “Chăm sóc sức khỏe cơ bản sẽ giúp cứu vớt nền y tế Nhật Bản”. Ông đã và đang tích cực đào tạo các bác sĩ trẻ trong lĩnh vực này.