(Nghesiviet.info) – Thành công với “Quê hương mùa nước lũ”, nhưng ít ai biết nhạc sĩ Tiến Luân là một trong những cây guitar bass nổi tiếng trước năm 1975, là cựu thành viên của ban nhạc Quốc Dũng lừng lẫy ở nhà hát Quận 10 trong thập tiên 80 – 90.
Đường đời và sự nghiệp của nhạc sĩ vang bóng một thời Tiến Luân
Tên thật của nhạc sĩ Tiến Luân là Nguyễn Hoàng Tuấn. Ông sinh năm 1955 tại Sài Gòn. Trước năm 1975, ông nổi tiếng là cây guitar bass nổi tiếng ở phòng trà Queen Bee.
Nhạc sĩ Tiến Luân từng là cựu thành viên của ban nhạc Quốc Dũng – Ban nhạc nổi đình nổi đám trong thập niên 80 – 90 ở Nhà hát Quận 10, Nhà hát Hòa Bình,…
Nhắc đến những tình khúc của nhạc sĩ Tiến Luân, giới mộ điệu âm nhạc nghĩ ngay đến những bài ca nổi tiếng vang bóng một thời như: Duyên nợ tình quê, Mùa xuân lỡ hẹn, Buồn mãi tình thơ, Tình xa người xa, Vị ngọt tình yêu, Xuân tình,… Đặc biệt nhất là “Quê em mùa nước lũ” đi lên cùng với tên tuổi của ca sĩ nhí Phương Mỹ Chi.
Sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Tiến Luân bắt đầu từ những năm 90. Gia tài nghệ thuật của ông tính tới thời điểm hiện tại chỉ có hơn 200 ca khúc, trong ngôi nhà nhỏ đơn sơ.
Nhiều năm qua, ông kiên cường chống trọi với căn bệnh ung thư quái ác. Tên tuổi của ông gắn liền với tiếng hát của danh ca Hương Lan, Phương Mỹ Chi,…
Tuy nhiên, cũng giống như mọi người, cây bút “Con sáo tình quê” trải qua những năm đau thương cùng với dịch bệnh covid, suy thoái kinh tế. Giữa lúc nguy khó, ông đã nhận sự trợ giúp từ nhà nước và bạn bè. Tuy nhỏ bé, nhưng khiến vị nhạc sĩ đang ở tuổi xế chiều cảm thấy ấm áp vô cùng.
Nhạc sĩ Tiến Luân dành cả cuộc đời để cống hiến cho dòng nhạc dân ca
Nhắc đến vị nhạc sĩ dốc hết cái tâm cống hiến cho nghệ thuật âm nhạc nước nhà là nghĩ đến ngay nhạc phẩm “Quê em mùa nước lũ” do ca sĩ Phương Mỹ Chi thể hiện.
Giọng ca trong trẻo của cô bé 11 tuổi nói lên được nỗi lòng khắc khoải của vị nhạc sĩ già trước cảnh bão lũ quê hương. Trận thiên tai lịch sử ở vùng đồng bằng sông Cửu Long năm 2000 đã thôi thúc cây bút “Gọi tình xưa trong mơ” chấp bút viết lên nhạc phẩm này.
Đây là trận lũ lụt lớn nhất trong vòng 75 năm qua ở miền Tây. Nước dâng cao, phủ trên toàn diện rộng, kéo dài suốt nhiều ngày, gây thiệt hại lớn về của cải, hoa màu. Một màu tang thương chưa từng có trong suốt gần trăm năm lịch sử.
Xóm làng chìm trong nỗi ai oán khắc khoải, bi thương. Tiếng mẹ tìm con, vợ gọi chồng khàn lẫn trong những cơn mưa chiều rả rích. Những mái tranh che tạm kiếp người trôi nổi, dập dềnh trên mặt nước lạnh căm. Xác đàn gà con, đàn gia súc trôi dạt, hòa lẫn dòng nước mắt.
Nói về hoàn cảnh sáng tác ca khúc bất hủ, nhạc sĩ Tiến Luân chia sẻ: “Tác phẩm này ra đời vào năm 2000 – năm Thìn bão lũ. Lúc ấy, tôi cùng với ca sĩ Hương Lan đang đi diễn ở miền Tây.”
Nói đến đây, tác giả không khỏi bồi hồi nhớ lại: “Qua truyền hình, tôi bàng hoàng xúc động khi ống kính quay cận cảnh một bà mẹ ngồi thu lu trong góc tối ôm đứa con ướt sũng, gương mặt mẹ thất thần dường như bà đã khóc con đến không còn nước mắt. Cảnh tan hoang điêu tàn, nước ngập mênh mông, đàn gà chạy táo tác…” |
Ca khúc được nữ ca sĩ Hương Lan cất lên tiếng hát đầu tiên, nhưng lại đưa ca sĩ nhí Phương Mỹ Chi trở thành hiện tượng âm nhạc của năm 2014. Qua phần thể hiện sâu lắng, đầy cảm xúc của cô gái trẻ, nhạc phẩm đã đạt giải thưởng Bài hát của năm 2014, mang về 1,3 tỉ đồng cho ca sĩ thể hiện và người sáng tác. Trong đó, Phương Mỹ Chi nhận được giải thưởng 1 tỉ đồng, nhạc sĩ Tiến Luân nhận được 300 triệu đồng.
Nói về một trong những ca sĩ thể hiện thành công nhất nhạc phẩm “Quê em mùa nước lũ” của mình, nhạc sĩ vang bóng một thời ca ngợi Phương Mỹ Chi là một trong những thế hệ ca sĩ kế thừa dòng nhạc quê hương sở hữu giọng ca nội lực nhất. Ông chia sẻ:
“Cũng không có gì đáng ngạc nhiên, Mỹ Chi là cô bé có chất giọng tốt, rất có năng khiếu. Nhạc dân ca phù hợp với bé. Mặc dù mới gặp Mỹ Chi 4 lần, nhưng mỗi lần gặp đều thấy bé chững chạc ra và hát tốt hơn. Nếu được tiếp tục đầu tư đúng hướng và chỉn chu thì bé sẽ tiến xa hơn nữa”
Trăn trở trước thực trạng của lớp ca sĩ trẻ hiện nay, nhạc sĩ Tiến Luân khắc khoải lo lắng cho sự phát triển của nghề ca hát. Thị trường hiện tại khiến tầng lớp ca sĩ không còn đi vào cảm thụ chiều sâu của âm nhạc mà chỉ muốn nhanh chóng thành danh.
Nổi tiếng bằng scandal là con đường ngắn nhất được nhiều ca sĩ lựa chọn. Họ hát phô diễn kỹ thuật, không chạm được tới trái tim của người nghe.
Lấn sân sang nghệ thuật nhạc dân ca là con đường nhiều nghệ sĩ trẻ lựa chọn để lấy danh hiệu “đa tài”. Tuy nhiên, để hiểu về dân ca cần có sự nghiên cứu, trải nghiệm và cảm thụ tốt. Bên cạnh đó, chất giọng trời phú là điều không phải bất cứ nghệ sĩ nào cũng có được. Tinh hoa của nhạc dân ca Nam bộ phải xuất phát từ tải tử.
Là một ca sĩ thành danh, nhạc sĩ cống hiến nhiều năm cho nghề, dành hết cả trái tim của người nghệ sĩ để cảm thụ, nhạc sĩ Tiến Luân hiện tại bình yên với cuộc sống mình đang có. Dù cho còn nhiều khó khăn, nhưng hơn ai hết, ông mong muốn đất nước sẽ sớm phục hồi sau đại dịch, đời sống nhân dân được cải thiện.
Tiểu sử nhạc sĩ Tiến Luân
• Họ và tên: Nguyễn Hoàng Tuấn • Nghệ danh: Nhạc sĩ Tiến Luân • Sinh năm: 1955 • Chiều cao: Đang cập nhật • Nơi sinh: Sài Gòn • Nơi ở hiện tại: Thành phố Hồ Chí Minh • Quốc tịch: Việt Nam • Nghề nghiệp: Nhạc công, nhạc sĩ • Tuổi nghề: Đang cập nhật |