Cố nhạc sĩ Phú Quang – Con đường sự nghiệp lừng lẫy và những bóng hồng bước qua cuộc đời

(Nghesiviet.info) – Cố nhạc sĩ Phú Quang được coi là một trong những cây đa, cây đề của làng âm nhạc Việt Nam.  Sự nghiệp thành công cùng những bóng hồng bước qua cuộc đời cố nhạc sĩ tài năng đã khiến báo chí tốn nhiều giấy mực.

Âm nhạc của cố nhạc sĩ Phú Quang có sức ảnh hưởng đến nhiều nghệ sĩ tên tuổi, tạo ấn tượng khó phai trong lòng khán giả.

Tên đầy đủ của cố nhạc sĩ Phú Quang là Nguyễn Phú Quang. Ông sinh năm 1949 tại Cẩm Khê, Phú Thọ, quê gốc ở làng Vĩnh Lộc, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội.

Nhạc sĩ Phú Quang sinh ra trong một gia đình có truyền thống âm nhạc. Gia đình chính là cái nôi nuôi dưỡng và bồi đắp niềm đam mê âm nhạc trong ông.

Nhạc sĩ Phú Quang và niềm đam mê âm nhạc.
Nhạc sĩ Phú Quang và niềm đam mê âm nhạc.

Cuộc đời cố nhạc sĩ tài năng gắn liền với hai thành phố thân yêu là Hà Nội và Sài Gòn. Khi lên 5 tuổi, ông theo gia đình về Hà Nội để sinh sống và học tập. Cho đến năm 37 tuổi, nhạc sĩ Phú Quang quyết định Nam tiến để phát triển sự nghiệp. Đến khi 59 tuổi, ông lựa chọn quay về Hà Nội sống đến cuối đời ở đây.

Nhạc sĩ Phú Quang yêu âm nhạc, đam mê âm nhạc đến nỗi ông phải thốt lên rằng:

“Từ bé tôi đã thích sáng tác rồi.

Năm 13, 14 tuổi mới đi học tới sơ cấp, nhưng tôi đã nghĩ ra những câu hát rồi hát vu vơ. Bạn bè nghe thấy mới hỏi câu này của ai, tôi bảo: “của tao, tao sáng tác.”

Bạn bè nghe xong ngạc nhiên lắm, cứ hỏi đi hỏi lại xem có đúng là tôi viết ra không.”

Cố nhạc sĩ viết nên ca khúc “Sinh nhật đen” nổi tiếng có con đường học nhạc khá bài bản và chuyên nghiệp, đặc biệt là dòng nhạc giao hưởng.

Cố nhạc sĩ tốt nghiệp hệ Trung cấp Kèn Cor tại Trường Âm nhạc Việt Nam vào năm 18 tuổi. Sau tốt nghiệp, ông công tác tại Nhà hát Giao hưởng – Hợp xướng – Nhạc vũ kịch Việt Nam (từ năm 1967 tới 1978).  Cùng với đó, nhà soạn nhạc “Em ơi Hà Nội phố” theo học tại Nhạc viện Hà Nội chuyên ngành chỉ huy dàn nhạc.

Sau khi tốt nghiệp và nhận được tấm bằng ưu tú vào năm 1982, nhạc sĩ Phú Quang công tác tại Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam, theo đuổi đam mê từ thuở bé.

Đến năm 1986, ông lại chuyển về Phòng ca múa nhạc, Sở Văn hóa – Thông tin thành phố Hồ Chí Minh. Chỉ sau đó 8 năm, cố nhạc sĩ chuyển sang công tác tại Nhà hát Giao hưởng thành phố Hồ Chí Minh.

Nhạc sĩ Phú Quang được học hòa âm, phối khí từ một số nhạc sĩ nổi tiếng. Năm 17 tuổi, cố nhạc sĩ tài hoa đã có sản phẩm nhạc khí đầu tay. Tuy nhiên, đến năm 1986, Phú Quang mới thực sự được công chúng biết đến với ca khúc “Em ơi Hà Nội phố”.

Chính ca khúc đáp ứng được mọi yêu cầu về nghệ thuật và đại chúng đã đưa nhạc sĩ Phú Quang lên đài danh vọng, từ đó nở rộ một cuộc đời với nhiều thành công và cống hiến.

Có lẽ năm 2004 là một năm đáng nhớ, đánh dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp của cố nhạc sĩ Phú Quang. Ông quyết định thành lập Công ty Hỗ trợ và Phát triển Nghệ thuật Phú Quang giữa trung tâm hòn ngọc viễn đông.

Cố nhạc sĩ Phú Quang - một người nhạc sĩ đầy tài hoa.
Cố nhạc sĩ Phú Quang – một người nhạc sĩ đầy tài hoa.

Có thể nói cố nhạc sĩ Phú Quang đã dành của cuộc đời để cống hiến cho dòng nhạc giao hưởng Việt Nam. Ông nắm vững kiến thức, chắc chắn về nhạc lý và tư duy âm nhạc nhạy bén.

Ông là một nhạc sĩ được học hành bài bản, lao động cần cù. Ông chính là tấm gương lao động tiêu biểu khi là nhà sáng lập, đồng thời là nhạc trưởng của dàn nhạc nhẹ thính phòng (kiểu Paul Mauriat) mang tên Mùa Thu.

Dàn nhạc Mùa Thu cho đến nay vẫn là ký ức đẹp của nhiều khán giả trên khắp mọi miền tổ quốc.

Những bóng hồng xinh đẹp từng bước qua cuộc đời cố nhạc sĩ Phú Quang

Nhắc đến cuộc sống hôn nhân của nhạc sĩ, phải kể đến ba người vợ của ông. Người vợ đầu tiên là nghệ sĩ Kim Chung, người vợ thứ hai là NSƯT Hồng Nhung, và người cuối cùng là một cán bộ ngân hàng – Trịnh Anh Thư. Chị cũng là người vợ duy nhất không theo nghệ thuật.

Phú Quang là người sống tình cảm, có chút mềm yếu. Khi ly hôn với người vợ đầu tiên, cố nhạc sĩ từng thẫn thờ tìm đến nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo nói: “Tôi mất cả rồi ông ạ!”

Vực dậy sau đổ vỡ hôn nhân lần đầu tiên, cố nhạc sĩ “Ngọn nến” tái hôn với NSƯT Hồng Nhung. Tuy nhiên, chuyện tình của ông chỉ cập bến bình yên khi gặp được cô cán bộ ngân hàng Anh Thư xinh đẹp kém ông tròn 20 tuổi.

Cố nhạc sĩ Phú Quang và vợ Trịnh Anh Thư.
Cố nhạc sĩ Phú Quang và vợ Trịnh Anh Thư.

Anh Thư là con gái của nhà văn Trịnh Đình Khôi – một người bạn vô cùng thân thiết với cố nhạc sĩ Phú Quang. Hai người không có con chung. Tuy nhiên, cô luôn coi các con riêng của chồng như con của mình.

Cố nhạc sĩ vô cùng cảm kích người vợ hiện tại của mình. Ông dành riêng sáng tác “Mùa thu giấu em” với những ca từ ngọt ngào để dành tặng vợ. Tuy nhiên, trước truyền thông, người nghệ sĩ đa tài vẫn khẳng định:

“Đời sống của tôi nỗi buồn nhiều hơn. Nỗi buồn thường liên quan đến tình yêu, tất nhiên rồi. Đôi khi người ta cố gắng bấu víu vào tình yêu và luôn thất vọng. Tôi uống cà phê vì vị đắng của nó an ủi được lòng tôi. Để thấy hóa ra đời sống này đắng cay mới là chính.”

Nhiều ca sĩ tài năng đã hát thành công các âm nhạc của nhạc sĩ Phú Quang

Sau ca sĩ Lệ Thu, Bống Hồng Nhung thuộc thế hệ thứ hai biểu diễn thành công dòng nhạc của nhạc sĩ Phú Quang. Cô đã nhiều lần đảm nhiệm vị trí trung tâm trong những album ca nhạc của cố nhạc sĩ tài năng.

Nối tiếp sự thành công của Hồng Nhung là Ngọc Anh 3A. Cô được xem là ca sĩ ruột của nhạc sĩ Phú Quang. Tên tuổi của cô đi cùng sáng tác “Khúc mùa thu” của cố nhạc sĩ Sài Thành. Tuy nhiên, sau đó cố nhạc sĩ không thể đồng hành vì cô đòi cát-xê quá cao so với mặt bằng chung.

Cố nhạc sĩ Phú Quang và ca sĩ Ngọc Anh.
Cố nhạc sĩ Phú Quang và ca sĩ Ngọc Anh.

Nhạc sĩ Phú Quang tìm thấy Minh Chuyên sau khi “chia tay” với Ngọc Anh. Cô ca sĩ nhận được nhiều sự ưu ái của cố nhạc sĩ. Ông đã nhiều lần khen ngợi cô trước khán giả: “Thích Minh Chuyên hơn, đánh giá cao hơn Ngọc Anh.”

Nhạc sĩ Phú Quang ra đi để lại nhiều tiếc thương và mất mát

Sau gần hai năm nằm viện vì biến chứng của bệnh tiểu đường, nhạc sĩ Phú Quang đã qua đời ở tuổi 72. Trong suốt hai năm cuối đời, tình trạng sức khỏe của cố nhạc sĩ có nhiều chuyển biến xấu. Ông phải dùng đến máy thở và lọc thận mỗi tuần tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô.

Sự ra đi của của cố nghệ sĩ để lại nhiều tiếc nuối.
Sự ra đi của của cố nghệ sĩ để lại nhiều tiếc nuối.

Sự ra đi của nhạc sĩ Phú Quang đã để lại nhiều mất mát, tiếc nuối cho gia đình, những anh em nghệ sĩ và nhất là trong lòng công chúng yêu nhạc. Ông đã sống một đời rất đẹp, rất tài năng, rất tỏa sáng.

Nhạc của ông sẽ còn được lưu giữ mãi trong dòng chảy của thời gian. Những bản tình ca ông viết vẫn đem lại cảm xúc rung động, những xúc cảm trong lòng công chúng như ngày nào.

Ông ra đi để lại khối lượng âm nhạc đồ sộ như: Nỗi nhớ mùa đông, Hà Nội ngày trở về, Biển, nỗi nhớ và em, Tình khúc 24,…Đây là khối tài sản vô giá đối với nền âm nhạc Việt Nam.

Tiểu sử cố nhạc sĩ Phú Quang

• Họ và tên: Nguyễn Phú Quang
• Tên thánh: Phero Nguyễn Phú Quang
• Sinh ngày: 13 tháng 10 năm 1949
• Mất ngày: 8 tháng 12 năm 2021 (72 tuổi)
• Nơi sinh: Phú Thọ
• Quốc tịch: Việt Nam
• Nghề nghiệp: Nhạc sĩ

Tiểu Sử – Người Nổi Tiếng

Tác giả Đặng Xuân Tới

“Viết tử tế - viết thật hay, hoặc là không viết”
Câu nói đó tôi đã tự đặt ra và coi là giới hạn, là chuẩn mực theo đuổi của bản thân mình mỗi khi viết. Cảm ơn bạn vì đã ghé thăm bài viết của tôi trên Tạp chí điện tử Người Nổi Tiếng.

NSƯT Thành Lộc – ‘Phù thủy sân khấu’ đa tài của nghệ thuật Việt Nam

Doanh nhân Đường Văn Quân và hành trình kiến tạo nông sản Việt Nam – Một sản phẩm nội địa, chất lượng quốc tế