Nhạc sĩ Vũ Thành An: Cha đẻ của những ‘bài ca không tên’ vang bóng một thời

(Nghesiviet.info) – Là một trong những cây bút tiêu biểu thời kỳ 1954 – 1975, Vũ Thành An nổi danh với những “bài ca không tên” bất hủ. Dành gần 60 năm cống hiến cho âm nhạc, ở ngưỡng bát thập, nhạc sĩ già vẫn trăn trở dùng âm nhạc để cống hiến cho cuộc đời.

Nhạc sĩ Vũ Thành An – Cha đẻ của những “Bài ca không tên” rất được giới trẻ Sài Gòn yêu thích

Nhạc sĩ Vũ Thành An sinh ngày 20 tháng 4 năm 1943 tại Hải Trung, Hải Hậu, Nam Định, Liên bang Đông Dương. Ông là một trong những nhạc sĩ hoạt động tiêu biểu tại miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954 – 1975.

Nhạc sĩ Vũ Thành An bộc lộ tài năng âm nhạc từ nhỏ.
Nhạc sĩ Vũ Thành An bộc lộ tài năng âm nhạc từ nhỏ.

Nhạc sĩ Nam Định sinh ra trong một gia đình có bố làm quân nhân, tư tưởng phóng khoáng, mơ mộng và thích làm thơ. Ông được cha nuôi dưỡng ước mơ trở thành nghệ sĩ.

Từ nhỏ, Vũ Thành An đã được cha mua cho cây đàn mandoline. Bộc lộ tài năng âm nhạc từ rất sớm, nhạc sĩ từ màu mò học theo sách vở và đã sử dụng thành thục loại hình nhạc cụ này.

Đến năm 1954, cả gia đình nhạc sĩ “bài ca không tên” di cư vào Nam. Ông tham gia nhiều chương trình văn nghệ, biểu diễn kịch, câu lạc bộ thơ ca của trường.

Năm 1960, Vũ Thành An theo học tại trường trung học Nguyễn Trãi cùng với Ngô Thụy Miên và Đức Huy. Tại ngôi trường này, ông được nhạc sĩ Chung Quân trực tiếp giảng dạy. Ông còn tự mua sách và guitar về để tự học. Đây chính là khởi đầu cho những sáng tác của Vũ Thành An đều trên cây đàn guitar.

Nhạc sĩ Vũ Thành An sáng tác nhiều bài ca đi cùng năm tháng.
Nhạc sĩ Vũ Thành An sáng tác nhiều bài ca đi cùng năm tháng.

Năm 1963, nhạc sĩ thi đỗ Tú tài toàn phần. Hoàn cảnh còn nhiều khó khăn, nên ông được linh mục Trần Đức Huynh ( Khi ấy là giám đốc trường Hưng Đạo) phân bổ dạy lớp Đệ nhất để có tiền học lên Đại học.

Cuối năm 1963, nhạc sĩ “Tình khúc thứ nhất” thành công vượt qua kỳ tuyển dụng, trở thành phóng viên Đài Phát Thanh Sài Gòn. Đến năm 1965, ông được chuyển sang phòng Biên tập, chung phòng làm việc với nhà thơ Nguyễn Đình Toàn – người đã dẫn dắt ông tiến sâu vào con đường nghệ thuật. Lúc này, Vũ Thành An vẫn đang là cậu sinh viên năm nhất trường Luật.

Lúc này, nhạc sĩ Vũ Thành An đã có những ca khúc sáng tác nổi danh đầu tiên. Có thể kể đến những tác phẩm tiêu biểu như: “Tình khúc thứ nhất”, “Em đến thăm anh đêm ba mươi” và nhiều “Bài ca không tên” gắn liền với giới trẻ Sài Gòn.

Nhạc sĩ Vũ Thành An nổi danh viết nhiều ca khúc gắn liền với giới trẻ.
Nhạc sĩ Vũ Thành An nổi danh viết nhiều ca khúc gắn liền với giới trẻ.

Tình khúc của ông rất được giới trẻ yêu thích, được phát đi phát lại trên các làn sóng phát thanh. Năm 1971, Vũ Thành An tốt nghiệp trường Đại học Luật khoa Sài Gòn.

Ông trải qua nhiều chức vụ tại Đài Phát Thanh Sài Gòn với cấp bậc sĩ quan như: Trưởng cơ sở dân vận Gia Định 1973, Trưởng phân khối văn hóa, Phụ tá trưởng khối chương trình, Trưởng khối chương trình và Trưởng phân khối kế hoạch hệ thống truyền thanh 1974.

Nhạc sĩ Vũ Thành An gửi lại hết gia tài âm nhạc cho tha nhân, hy vọng giúp đỡ các mảnh đời cơ cực

Sau khi thống nhất đất nước, nhạc sĩ Vũ Thành An bị đưa đi hoạt động cải tạo suốt 10 năm tại miền Bắc. Đây chính là giai đoạn chuyển mình trong âm nhạc của vị nhạc sĩ tài ba. Ông bắt đầu sáng tác Thánh Ca và Nhân Bản ca.

Nhạc sĩ Vũ Thành An bắt đầu chuyển mình sang viết Thánh ca.
Nhạc sĩ Vũ Thành An bắt đầu chuyển mình sang viết Thánh ca.

Từ năm 1991, nhạc sĩ “Đời đá vàng” rời Việt Nam, định cư sang đất Mỹ. Năm 2000, ông được đào tạo làm chức Phó Tế và phụ trách Đài phát thanh Việt Nam Hải Ngoại ở Portland, Oregon. Kể từ đó, ông chuyển hoàn toàn sang sáng tác Thánh ca và tham gia nhiều công tác thiện nguyện.

Tháng 9 vừa qua, nhạc sĩ tài hoa có chuyến trở về Việt Nam. Ông công bố chuyển nhượng lại quyền sở hữu tất cả các tác phẩm âm nhạc cho nữ ca sĩ Ngọc Châm để làm thiện nguyện.

Ngọc Châm sẽ thay ông quản lý số tiền tác quyền âm nhạc để làm từ thiện, giúp đỡ các hoàn cảnh bất hạnh, hỗ trợ nghệ sĩ khó khăn, phát triển tài năng âm nhạc mới trong nước.

Lão nhạc sĩ đã trăn trở tâm nguyện này từ ba năm trước. Khi đại dịch Covid-19 hoành hành dữ dội, ông mới nhận thức rõ rệt về tính vô thường của mỗi mảnh đời.

Nhạc sĩ Vũ Thành An tích cực hoạt động thiện nguyện ở độ tuổi bát thập.
Nhạc sĩ Vũ Thành An tích cực hoạt động thiện nguyện ở độ tuổi bát thập.

Ngồi trầm ngâm ngắm nhìn dòng người tấp nập, nhạc sĩ già tự hỏi: “Lỡ một ngày mình không còn dậy được nữa, thì gia tài âm nhạc này sẽ ra sao, sẽ đi về đâu, sẽ giúp được gì cho đời?”

Ông đã hoàn thành tâm nguyệt lớn lao nhất cuộc đời. Ở ngưỡng bát thập, ông vẫn hân hoan chống gậy đi khắp năm châu, góp gạo giúp đỡ những mảnh đời thiếu thốn trong tinh thần hân hoan, ngập tràn hạnh phúc.

Song hành cùng việc làm từ thiện, lão nhạc sĩ vẫn viết nhạc và chăm sóc người vợ đang đau yếu. Vợ đi lại khó khăn, ông chuyển hết mọi sinh hoạt xuống tầng một. Ông nằm trên sofa chỉ để được ở gần người vợ nhớ nhớ quên quên.

Nhạc sĩ Vũ Thành An đã sống một cuộc đời rất đẹp. Không chỉ dành cả cuộc đời để viết lên những bài ca bất hủ, ông còn dành nốt những năm cuối đời để viết lên một giai thoại về lòng nhân ái.

Tiểu sử nhạc sĩ Vũ Thành An

• Họ và tên: Vũ Thành An
• Sinh nhật: 20 tháng 4 năm 1943 (79–80 tuổi)
• Chiều cao: Đang cập nhật
• Nơi sinh: Hải Trung, Hải Hậu, Nam Định, Liên bang Đông Dương
• Nơi ở hiện tại: Thành phố Hồ Chí Minh
• Quốc tịch: Việt Nam
• Nghề nghiệp: Nhạc sĩ, phó tế
• Tuổi nghề: 1965 – nay

Tiểu Sử – Người Nổi Tiếng

Tác giả Đặng Xuân Tới

“Viết tử tế - viết thật hay, hoặc là không viết”
Câu nói đó tôi đã tự đặt ra và coi là giới hạn, là chuẩn mực theo đuổi của bản thân mình mỗi khi viết. Cảm ơn bạn vì đã ghé thăm bài viết của tôi trên Tạp chí điện tử Người Nổi Tiếng.

Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh và những đóng góp cho dòng nhạc vàng

Ca sĩ Nguyễn Hưng và những dấu mốc vàng son trong sự nghiệp ‘ca – vũ nhạc’