Nhạc sĩ Trần Tiến – kẻ lãng du đầy ngẫu hứng của âm nhạc Việt Nam

|

Trần Tiến là cái tên quen thuộc của nhiều thế hệ khán giả Việt Nam từ già đến trẻ. Nhắc đến vị nhạc sĩ tài ba này, khán giả nhớ ngay đến hình ảnh một vị nhạc sĩ với phong cách du ca đầy ngẫu hứng, một kẻ lãng tử phóng khoáng luôn xuất hiện với chiếc mũ nồi và cây đàn guitar. Đó là một thương hiệu rất riêng của tác giả “Mặt trời bé con”, ở ông luôn toát ra sự thu hút rất tự nhiên chẳng cần làm màu làm mè…

Nhạc sĩ Trần Tiến – “kẻ lãng du” luôn xuất hiện cùng chiếc mũ nồi quen thuộc.
Nhạc sĩ Trần Tiến – “kẻ lãng du” luôn xuất hiện cùng chiếc mũ nồi quen thuộc.

Vị nhạc sĩ “du ca” gắn với cái “chất đời”

Nhạc sĩ Trần Tiến sinh năm 1947 tại một thôn nghèo ở Phúc Thọ, Hà Nội. Vốn dĩ ông được sinh ra trong một gia đình xuất thân dư dả nhưng vì biến động của chế độ mà tuổi thơ ấu của ông phải gắn liền với sự khó khăn, thiếu thốn.

Do hoàn cảnh gia đình mà từ năm mới chớm 16 tuổi, Trần Tiến đã phải xin vào Đoàn ca múa nhạc Hà Nội làm chân xử lý hậu đài để trang trải cuộc sống. 1 năm làm việc tại đây, thường xuyên được tiếp xúc với âm nhạc, Trần Tiến đã tự học mót về thanh nhạc, ca hát. Từ một cậu bé chuyên làm hậu đài, nhờ tư chất trời phú và sự rèn luyện chăm chỉ và cả một chút may mắn, Trần Tiến đã chính thức trở thành nghệ sĩ đơn ca của Đoàn ca múa nhạc Hà Nội.

Từ một cậu bé chuyên làm hậu đài, nhờ tư chất trời phú và sự rèn luyện chăm chỉ và cả một chút may mắn, Trần Tiến đã chính thức trở thành nghệ sĩ đơn ca của Đoàn ca múa nhạc Hà Nội.
Từ một cậu bé chuyên làm hậu đài, nhờ tư chất trời phú và sự rèn luyện chăm chỉ và cả một chút may mắn, Trần Tiến đã chính thức trở thành nghệ sĩ đơn ca của Đoàn ca múa nhạc Hà Nội.

Chàng ca sĩ trẻ Trần Tiến đã có những chuyến biểu diễn “vào sinh ra tử” tại những khu vực được coi là “tuyến lửa” thời điểm đó như Vĩnh Linh, Quảng Bình, nơi mưa bom đạn lửa vô cùng hiểm nguy. Chính trong giai đoạn đó đã tạo nên nguồn cảm hứng dồi dào để ông sáng tác nên các bài hát hát rất nổi tiếng sau này như: “Cô gái Sầm Nưa xinh đẹp”, “Bài ca thanh niên ra tiền tuyến”…Thông qua những bài hát của mình, Trần Tiến đã gửi gắm những thông điệp tôn vinh những anh hùng đời thường trong mưa bom đạn lửa. 2 bài hát này đã vinh dự đạt giải A cuộc thi “Tiếng hát át tiếng bom” do Hội nhạc sĩ Việt Nam tổ chức.

Đây chính là sự mở đường cho phong cách sáng tác của Trần Tiến sau này, “chất đời” chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tất cả những tác phẩm âm nhạc “made by Trần Tiến”. Nhạc sĩ Trần Tiến viết bài hát như đang kể câu chuyện của riêng mình, luôn rất “đời “ và “thật” đến kiệt cùng. Những trải nghiệm trong cuộc sống, những con người ông đã gặp, những điều hay dở trong cuộc đời đều được Trần Tiến “bóc trần” ra và sử dụng làm chất liệu cho những bản nhạc. Có lẽ chính vì vậy mà âm nhạc của ông trở nên đặc biệt, dễ dàng gây ấn tượng và đi vào lòng người nghe.

Nhạc sĩ Trần Tiến viết bài hát như đang kể câu chuyện của riêng mình, luôn rất “đời “ và “thật” đến kiệt cùng.
Nhạc sĩ Trần Tiến viết bài hát như đang kể câu chuyện của riêng mình, luôn rất “đời” và “thật” đến kiệt cùng.

Để nhận xét về Trần Tiến, nhạc sĩ Thụy Kha đã từng nói rằng: “Âm nhạc của Văn Cao là của “trời cho”, âm nhạc của Trịnh Công Sơn là do “tâm cho” thì âm nhạc của riêng Trần Tiến lại là của “đời cho”.

Ngoài ra sự ngẫu hứng cũng là một phong cách riêng cộp mác nhạc sĩ Trần Tiến. Khi viết nhạc ông thường rất “phiêu”. Đối với ông khi sáng tác sẽ không cần bất kì quy tắc nào cả. Ông có thể sáng tác một cách bất chợt ở mọi lúc, mọi nơi bất cứ khi nào bắt gặp hay nghĩ ra một ý tưởng nào đó thú vị. Ông sẽ nhanh chóng ghi lại những cảm xúc lộn xộn ấy, cho đến một lúc nào đó khi có thời gian ông mới ngồi tỉ mẩn gọt giũa lại câu từ, nốt nhạc để có thể trở thành một tác phẩm hoàn chỉnh. Các bài hát như “Ngẫu hứng phố”, “Ngẫu hứng sông Hồng”, “Ngẫu hứng lý qua cầu” đã được ra đời trong hoàn cảnh như vậy.

Nhạc sĩ Trần Tiến có thể sáng tác một cách bất chợt ở mọi lúc, mọi nơi bất cứ khi nào bắt gặp 
hay nghĩ ra một ý tưởng nào đó thú vị.
Nhạc sĩ Trần Tiến có thể sáng tác một cách bất chợt ở mọi lúc, mọi nơi bất cứ khi nào bắt gặp
hay nghĩ ra một ý tưởng nào đó thú vị.

Những chuyến đi, những cuộc hành trình cũng chính là nguồn gốc ra đời của rất nhiều bài hát nổi tiếng. Chính vì vậy nhạc sĩ Trần Tiến còn được khán giả trìu mến gọi tên là “kẻ du ca”. Tiêu biểu trong đó là chuyến du lịch An Giang, Trần Tiến có cơ hội tham gia một lễ hội của người Chăm, và từ đó tác phẩm “Tiếng trống Paranưng” được ra đời. Hay một lần khác trong một lần đi chơi Ninh Thuận, ông cũng sáng tác thêm một bài hát sau này gắn liền với tên tuổi ca sĩ nổi tiếng Tùng Dương, đó là bài hát” “Mưa bay tháp cổ”.

Nhạc sĩ Trần Tiến được khán giả trìu mến gọi tên là “kẻ du ca”.
Nhạc sĩ Trần Tiến được khán giả trìu mến gọi tên là “kẻ du ca”.

Các “chất đời”, cái sự ngẫu hứng luôn tràn trề trong tâm hồn vị nhạc sĩ này đến nỗi không chỉ dừng lại ở sáng tác âm nhạc, ông còn viết sách để kể về những kỉ niệm khó quên trong đời với cái tên tự tuyện “Ngẫu hứng” (2016).

Tiểu sử nhạc sĩ Trần Tiến

  • Ngày sinh: 16 tháng 5, 1947
  • Nơi sinh: Hà Nội
  • Tên khai sinh: Trần Việt Tiến
  • Ca sĩ trình bày thành công: Trần Tiến, Trần Thu Hà, Hồng Nhung, Y Moan, Tùng Dương, Trần Thái Hòa…
  • Thể loại: Pop, dân ca đương đại…
  • Nghề nghiệp: Nhạc công, nhạc sĩ, ca sĩ

Một số bài hát nổi tiếng

  • Cô gái Sầm Nưa xinh đẹp
  • Những đôi mắt mang hình viên đạn
  • Giai điệu Tổ quốc
  • Điệp khúc tình yêu
  • Mùa xuân gọi
  • Vết chân tròn trên cát
  • Thành phố trẻ
  • Mặt trời bé con
  • Con chim sẻ tóc xù
  • Ngẫu hứng sông Hồng
  • Chiếc vòng cầu hôn
  • Ngọn lửa Cao Nguyên
  • Tiếng trống Pa-ra-nưng
  • Tạm biệt chim én
  • Tùy hứng ‘Lý qua cầu’
  • Cô bé vô tư
  • Sao em nỡ vội lấy chồng
  • Tóc gió thôi bay…

Giải thưởng đã đạt được

  • Năm 1979, 10 bài hát được quần chúng ưa thích trong năm do báo Tuổi trẻ TP.HCM.
  • Năm 1992, giải Bài hát hay nhất hai năm 1992-1993 do Đài Truyền hình Việt Nam bình chọn (bài Chiếc vòng cầu hôn).
  • Năm 1990, giải thưởng Trung ương Đoàn về đề tài Dân số – Kế hoạch hóa gia đình (bài Sao em nỡ vội lấy chồng).
  • Năm 1975-1985, danh hiệu Nhạc sĩ yêu thích nhất 10 năm sau ngày giải phóng do báo Tuổi trẻ và Hội Âm nhạc TP.HCM tổ chức bình chọn.

Mối tình sét đánh và những ngày tháng yên bình bên vợ

Trong giới nghệ sĩ không thiếu những mối tình sét đánh gặp một lần là yêu say đắm, và nhạc sĩ Trần Tiến cũng là một trong những người đã trúng mũi tên của thần Cupid một cách đột ngột như vậy.

Vẻ đẹp phúc hậu của phu nhân nhạc sĩ Trần Tiến.
Vẻ đẹp phúc hậu của phu nhân nhạc sĩ Trần Tiến.

Chia sẻ với báo giới, nhạc sĩ Trần Tiến đã nhắc đến mối tình để đời với người vợ hiện tại của mình. Năm 1971, khi ông là ca sĩ tới rạp Đại Nam để biểu diễn thì đã có cơ duyên được gặp bà Bích Ngà – vợ ông bây giờ đang làm thêm nghề soát vé. Lúc này bà đang là sinh viên năm cuối của Trường Đại học sư phạm Hà Nội. Ấn tượng đầu tiên của ông về bà Bích Ngà đó là: “Không thể tin nổi vì cô ấy quá xinh đẹp. Tôi biết mình đã bị hạ gục ngay từ ánh mắt đầu tiên đó rồi, nhất định không thể bỏ lỡ cơ hội trời cho được. Tôi phải tìm cách làm quen với cô ấy ngay. May mắn thế nào mà cô ấy lại rất thích bài hát “Cô gái Sầm Nưa xinh đẹp” của tôi. Cứ thế quen, yêu rồi cưới thôi!”.

Sau nhiều năm chung sống và đã có với nhau 2 mặt con gái, nhạc sĩ Trần Tiến vẫn hết mực yêu thương và chung thủy với người bạn đời của mình. Ở tuổi 70, Trần Tiến vẫn luôn dành cho vợ những lời nói có cánh và cử chỉ chăm sóc dịu dàng. Ông và vợ chọn lựa an hưởng tuổi già bình yên tại mảnh đất Vũng Tàu.

Nhà giáo Bích Ngà, vợ của nhạc sĩ Trần Tiến luôn rất khâm phục và ngưỡng mộ người chồng giỏi giang của mình.
Nhà giáo Bích Ngà, vợ của nhạc sĩ Trần Tiến luôn rất khâm phục và ngưỡng mộ người chồng giỏi giang của mình.

Nhà giáo Bích Ngà, vợ của nhạc sĩ Trần Tiến luôn rất khâm phục và ngưỡng mộ người chồng giỏi giang của mình. Bà luôn dành cho ông những lời khen rất chân tình: “Ông ấy là người đã làm gì thì rất say mê. Mỗi ngày ông đều dành thời gian để sáng tác, ghi âm, lần nào cũng gạch xóa, sửa đi sửa lại thật kĩ lưỡng đến bao giờ ưng ý mới dừng”.

Những phút giây tuyệt vời của nhạc sĩ Trần Tiến bên vợ và con cháu.
Những phút giây tuyệt vời của nhạc sĩ Trần Tiến bên vợ và con cháu.
Cuộc sống viên mãn đẹp như mơ của Trần Tiến và vợ con, cháu chắt.
Cuộc sống viên mãn đẹp như mơ của Trần Tiến và vợ con, cháu chắt.

Gần đây, người hâm mộ một phen lo lắng khi rộ lên thông tin nhạc sĩ Trần Tiến bị mắc bệnh ung thư vòm họng giai đoạn 4. Thế nhưng vị nhạc sĩ “lãng du” vẫn luôn giữ cho mình được tinh thần lạc quan trong suốt quá trình điều trị bệnh. Ông chia sẻ nửa đùa nửa thật: “Tôi nhập viện cả thay 8 lần là 8 lần tôi tưởng mình đã “đi” rồi chứ! Thế nào mà ông trời vẫn thương tôi, cho tôi sống. Thế nên tôi lại uống rượu chúc mừng bản thân thôi!”.

Mong rằng bằng sự lạc quan và ý chí mạnh mẽ, vị nhạc sĩ du ca có thể giữ gìn sức khỏe và chiến thắng bệnh tật để có thể tiếp tục cống hiến cho nền âm nhạc nước nhà.

Mong rằng bằng sự lạc quan và ý chí mạnh mẽ, vị nhạc sĩ du ca có thể giữ gìn sức khỏe và chiến thắng bệnh tật để có thể tiếp tục cống hiến cho nền âm nhạc nước nhà.
Mong rằng bằng sự lạc quan và ý chí mạnh mẽ, vị nhạc sĩ du ca có thể giữ gìn sức khỏe và chiến thắng bệnh tật để có thể tiếp tục cống hiến cho nền âm nhạc nước nhà.

Vũ Thị Thanh Huyền

Tác giả Nguyễn Đắc Hải

“Viết để bộc bạch, để khám phá và được là chính mình” - đó là cách tôi gửi tặng cho đời những câu chuyện tuyệt vời và nhân văn. Cảm ơn bạn vì đã biết đến tôi với vị trí Thư ký tòa soạn của Tạp chí điện tử Người Nổi Tiếng.

Tiểu sử giọng ca ‘để đời’ – danh ca ‘đương thời’ Tuấn Vũ

Sara Lưu – ca sĩ ‘một bản Hit’ cùng ‘mối tình ngọt lịm’ bên nhạc sĩ Dương Khắc Linh