Lỡ quên ước mơ

(Nghesiviet.info) – Tuổi 18, độ tuổi đẹp nhất của thanh xuân. Người chọn cho bản thân bước vào đời sớm đỡ đần cho gia đình, số khác chọn tiếp tục con đường học vấn để đến với tương lai sáng lạng hơn.

Tuổi 22, nói lớn cũng không đúng, nhỏ cũng chẳng chịu, cái tuổi bắt đầu “làm được chịu được” những điều mà chính bản thân mình chọn. Bản thân có tự hỏi rằng: “Lỡ chọn sai, đánh mất ước mơ – khát khao của mình vì chọn sai trường Đại học, sai hướng đi…, thì tìm lại điều mà từ nhỏ mình mơ ước thì sẽ làm như thế nào?” Các bạn có khi nào nghĩ về điều này không?

1. Thấu hiểu bản thân

Trước khi làm điều gì, chúng ta nên tự hỏi mình là ai, sau đó mới nghĩ đến việc muốn làm gì. Việc thấu hiểu bản thân bao gồm hiểu về sở thích, tính cách và năng lực của chính mình.

Trong công việc, đôi khi không tránh khỏi lâm vào bế tắc, chán nản. Thậm chí bạn sẽ còn suy nghĩ “liệu mình có hợp với công việc này không?”. Tìm việc làm phù hợp với bản thân quả là điều không dễ dàng. Ngay cả khi tưởng chừng bạn có được công việc mơ ước nhưng lại vỡ mộng vì nó khác với những gì tưởng tượng. Đó là lý do mà bạn phải thấu hiểu bản thân thích gì và phù hợp với điều gì.

Làm sao để thấu hiểu bản thân? Hãy thử phân tích SWOT (Strengths, weaknesses, opportunities, threats) và đánh giá bản thân trên các phương diện điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Đừng e dè mà hãy đưa ra đánh giá dựa trên quan điểm của bản thân và mọi người xung quanh.

Bạn sẽ có những ý tưởng để điều chỉnh hay thay đổi tích cực cho công việc hiện tại. Nếu nhận thấy công việc chưa phát huy được thế mạnh, bạn hãy nhìn sang phần cơ hội để đổi mới. Nếu không, hãy mạnh dạn nhảy việc để khám phá và thành công hơn.

2. Luôn tự đặt câu hỏi và tìm điều quan trọng nhất với mình

Sự yêu thích và đam mê chính là động lực lớn nhất thúc đẩy hành vi và hoạt động. Nếu phải làm một công việc không mong muốn, bạn sẽ nhanh chóng chán nản và mọi thứ bạn làm sẽ chỉ là gượng ép. Hãy tìm hiểu điều bạn thực sự mong muốn và cái gì là quan trọng nhất với bạn.

Dành thời gian đặt và trả lời các câu hỏi sở thích của bạn là gì? Bạn muốn làm việc với ai? Môi trường nào làm bạn hứng thú? Ai là người truyền cảm hứng cho bạn? Tại sao bạn lại chọn công việc này?… Và vô vàn câu hỏi khác có thể hiểu rõ giá trị bản thân. Tự mình xác định những mục tiêu, viết tất cả ra và đặt cho chúng những vị trí như quan trọng, ưu tiên hay quan tâm…
Luôn tự đặt câu hỏi và tìm điều quan trọng nhất với mình.
Luôn tự đặt câu hỏi và tìm điều quan trọng nhất với mình.

3. Kết nối và dành thời gian cho đúng người

Bạn cũng có thể tìm thấy đam mê của mình thông qua đam mê của người khác. Hãy để ý những điều mà bạn thường ngưỡng mộ và được truyền cảm hứng.

Trên thực tế đó là thứ bạn thích, muốn thực hiện và coi trọng. Bên cạnh đó, biết tiếp cận với những người tích cực, có thể hỗ trợ bạn trong lĩnh vực bạn muốn làm hoặc muốn tìm hiểu sẽ cho bạn góc nhìn về con đường sự nghiệp.

Tốt hơn hết đó nên là bức tranh chân thực, để bạn có thể lường trước được khó khăn và cơ hội có thể xảy ra. Hơn hết là tránh cho bạn “vỡ mộng” thêm 1 lần nữa. Tạo lập mối quan hệ với người có thể học hỏi không chỉ là lợi ích trước mắt mà còn là lâu dài. Đồng thời giúp bạn tiết kiệm thời gian cho những việc khác.

4. Bước ra khỏi vùng an toàn và khám phá năng lực tiềm ẩn

Nếu cứ mãi chấp nhận ở vùng an toàn cùng công việc ổn định thì bạn sẽ dễ mắc kẹt giữa cuộc sống của chính mình. Lựa chọn bước ra môi trường mới nhưng lại lo về tìm việc, về thu nhập…

Nếu muốn chạm đến ước mơ, bạn phải bước ra khỏi ranh giới an toàn đó và chấp nhận đặt mình vào thử thách. Việc theo đuổi ước mơ sẽ tốn thời gian, đôi khi gặp khó khăn ngoài tầm kiểm soát.

Nhưng khi vượt qua, bạn sẽ có thêm kinh nghiệm và khám phá những năng lực tiềm ẩn của bản thân. Giống như một chuyến đi mạo hiểm, sẽ có nhiều pha giật mình thót tim nhưng cũng rất lý thú và đáng để thực hiện.

5. Tự tìm cơ hội

Không phải cứ ngồi chờ là cơ hội sẽ đến. Bạn cũng không thể biết được cơ hội nào là phù hợp, trừ khi bạn đi tìm nó. Nếu có một cơ hội thử làm điều khác biệt và đúng với đam mê, đừng ngại ngần mà hãy thử sức ngay.

Nguyễn Tuấn Cường (Đại học Văn Hoá TP. HCM)

Tác giả Nguyễn Đắc Hải

“Viết để bộc bạch, để khám phá và được là chính mình” - đó là cách tôi gửi tặng cho đời những câu chuyện tuyệt vời và nhân văn. Cảm ơn bạn vì đã biết đến tôi với vị trí Thư ký tòa soạn của Tạp chí điện tử Người Nổi Tiếng.

Đại học đã cho tôi những gì?

Học hành giỏi giang làm gì, để rồi về nhà láo với mẹ…