NSND Nguyễn Khải Hưng – đạo diễn danh giá nhất làng phim truyền hình Việt Nam?

(Nghesiviet.info) – NSND Nguyễn Khải Hưng, người đạo diễn ‘nghiện’ công việc kiêm Giám đốc Trung tâm Sản xuất Phim truyền hình Việt Nam. Ông là người tiên phong mở đầu con đường sản xuất phim truyền hình tại Việt Nam, từng được giải thưởng Đạo diễn phim xuất sắc và giải Cánh diều vàng cho phim truyền hình xuất sắc nhất do Hội điện ảnh Việt nam trao tặng.

NSND Nguyễn Khải Hưng (sinh năm 1948), trước khi trở thành giám đốc ông là một đạo diễn có năng lực xuất sắc, với hàng loạt các tác phẩm được đánh giá cao về tính nhân văn và nghệ thuật. Các tác phẩm nhận được sự yêu mến của đông đảo khán giả như Mẹ chồng tôi, Lời nguyền của dòng sông, Không còn gì để nói, Ba lẻ một… tạo nên dấu ấn riêng trong con đường sự nghiệp bấm máy của ông.

NSND Nguyễn Khải Hưng: “Tôi gắn bó với nghệ thuật như một duyên nợ”

Cứ nói về phim ảnh là ông lại tỏ vẻ hăng say, thích thú vô cùng. Ông kể về con đường sự nghiệp đầy ‘khúc rẻ quanh co’ của mình một cách vô tư, không ngần ngại, tránh né.

Đạo diễn Khải Hưng sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Ban đầu ông theo đuổi công việc nhà giáo khi tốt nghiệp Khoa Vật lý – Đại học Sư phạm Hà Nội. Nhưng thời gian đứng trên bục giảng không được bao lâu, ông lại tiếp tục đi học để trở thành lập trình viên máy tính.

Tưởng như đã ổn định được công việc, thì cơ duyên với nghệ thuật lại mở ra. Khi có đoàn làm phim đến quay và Viện trưởng nhờ ông hỗ trợ đoàn phim. Thế là Khải Hưng lại được “rủ rê” chuyển sang làm truyền hình. Tiếp xúc với đoàn phim, thấy người ta làm việc cũng hay, cũng thú vị nên ông quyết định ‘rẽ lối’.

Chân dung người đạo diễn ‘bất cần đời’ Nguyễn Khải Hưng.

NSND Nguyễn Khải Hưng – Người khai sáng cho nền phim truyền hình Việt Nam

Khải Hưng cả đời chăm chỉ vì nghệ thuật, ông không vướng bận gia đình riêng, cả đời không biết uống rượu bia là gì. Có thể nói, NSND Khải Hưng là người tiên phong, dành cả cuộc đời của mình để xây dựng và phát triển phim truyền hình Việt Nam. Thậm chí ông ‘hiểu’ nó hơn con ruột của mình.

Ngoài những bộ phim ăn khách, ông còn là cha đẻ của chương trình hài têt Táo Quân nổi tiếng đình đám được phát sóng vào mỗi dịp cuối năm.

Khi được báo chí phỏng vấn về tương lai sắp tới của phim truyền hình nước ta sẽ ra sao? Ông trả lời không chút ngần ngại, không sợ người ta nói mình ‘đoán già, đoán non’: “Chúng ta đã hội nhập và đang phát triển. Con đường của phim truyền hình đã hình thành và đang rõ nét. Trong tương lai gần, đài truyền hình sẽ không làm công việc sản xuất phim nữa, mà trở thành nơi đặt hàng. Nơi sản xuất sẽ là các hãng phim tư nhân. Đài sẽ có nhiều lựa chọn cho hợp với tiêu chí của mình. Còn các hãng phim sẽ cạnh tranh, thuận mua vừa bán. Chỉ có cạnh tranh, chất lượng phim mới trở thành ‘vàng’ được”. Nhưng phải công nhận rằng, những lời đạo diễn Khải Hưng nói dường như chính xác gần 100%.

‘Người làm việc có tâm, ắt sẽ có tầm’

Ông cũng chính làm người có công lớn nhất trong việc nghiên cứu, sáng tác điện ảnh bằng phương tiện video ở nước ta. Thời điểm còn là sinh viên, Khải Hưng đã  nhận những tiểu phẩm ngắn để nghiên cứu cách làm video. Ông tìm tòi, thể nghiệm và kiên trì học từng cách quay, nghiên cứu bố cảnh từng góc độ cho tới dựng băng, lồng tiếng…

Gương mặt nghiêm trang với sự khó tính của Khải Hưng cũng bị ảnh hưởng một phần từ việc lớn lên trong thời kháng chiến loạn lạc.

Giờ đây mọi người mới hiểu, tại sao người đạo diễn này lại có chút bất cần, ngông nghênh từ trước khi là một tay lão làng trong nghề. Có lẽ, vì ông quá tài giỏi nên đối với ông mọi thứ điều nằm trong tầm tay. Chỉ cần ông muốn làm, ắt sẽ thành công.

Sự nghiệp bấm máy của người đạo diễn coi trời bằng… ống kính

Khi tốt nghiệp trường Sân Khấu Điện Ảnh với danh hiệu thủ khoa của trường. Khải Hưng về đầu quân cho Trung tâm Sản xuất phim Truyền hình – Đài Truyền hình Việt Nam (VFC). Ông cho ra đời bộ phim đầu tay Đứa con tôi, đoạt Huy chương Vàng tại Liên hoan phim Truyền hình toàn quốc năm 1983.

Cả đời tận tâm cống hiến cho nghệ thuật vì muốn đem lại niềm vui cho nhân dân.

Sau Khải Hưng lại cho ra đời hàng loạt phim truyền hình ăn khách như Mặt trời bé con, Vụ án không khởi tố, Bản anh hùng ca số 5, Cánh diều nhỏ,…  Và những bộ phim mang ý nghĩa nghệ thuật sâu sắc như Người tình của cha, Lời nguyền của dòng sông, Mẹ chồng tôi,…

Trở thành chủ đề bàn tán, nhiều người nức nở khen hay, chỉ có giới báo chí và điện ảnh chính thống là tỏ ra e ngại trước sự vuột sáng của nền phim truyền hình dưới sự dẫn dắt của người đạo diễn coi trời bằng… ống kính.

Người đạo diễn ‘cuồng’ công việc Khải Hưng: “Tôi làm phim là để phục vụ đồng bào”

Là con người của công việc ông chưa biết mệt mỏi. Đi làm từ lúc trời chưa hửng sáng, về nhà lại vào lúc giữa đêm đến mức nhiều đồng nghiệp phải thốt lên: “Cháu chưa thấy ai làm việc như chú, làm như thế mà chưa bao giờ thấy chú nghỉ vì… ốm” Còn có người lại phản ứng mạnh hơn, khi không chịu được áp lực công việc: “Ông điên nên muốn cả cơ quan này điên như ông hay sao?”

Trong một lần tại một hội trường nhỏ ở Lạng Sơn, Khải Hưng sửng sốt khi nghe thấy có nhiều người đàn ông đang khóc. Ông tò mò vào xem thì ngạc nhiên khi họ đang khóc vì xem phim Mặt trời bé con của mình.

Sự xúc động này như một động lực, Khải Hưng xem đây là lời khen không ngôn từ của nhân dân dành tặng ông. Niềm hạnh phúc này là cảm giác được công nhận và đồng cảm. Khiến cho ông càng thêm yêu nghê, quyết tâm cống hiến cả đời để làm nghệ thuật phục vụ nhân dân.

Nhưng khi nghe thấy giới điện ảnh chính thống và báo chí khi ấy lo lắng phim truyền hình lấn át điện ảnh, ông chỉ lạnh lùng đáp trả thẳng thắn: “Nhà báo nào không thích cứ việc… tắt tivi đi. Chúng tôi làm phim phục vụ 80 triệu đồng bào mà đa số là nông dân chứ không làm phim cho vài ông bà nhà báo ngồi salon thích bới lông tìm vết và phán xét lung tung… ruyền hình là truyền hình, điện ảnh là điện ảnh, chả việc gì phim truyền hình phải cố đạt cho được… tính điện ảnh làm gì”.

NSND Khải Hưng cùng con trai Khải Anh và con dâu Đan Lê.

Mặc dù bị chê bao, soi mói trên báo chí. Nhưng phim của Khải Hưng vẫn ‘ẵm’ về cho ông không biết bao nhiêu là danh hiệu và huy chương Vàng tại Liên Hoan phim truyền hình Việt Nam. Đỉnh điểm là bộ phim Lời nguyền của dòng sông đoạt giải Vàng tại Liên hoan phim quốc tế Bruxelle (Bỉ – năm 1991). Trở thành bộ phim Việt Nam đầu tiên đoạt giải thưởng ở một liên hoan phim quốc tế. Ông còn được Chủ tịch nước đã ký quyết định truy tặng danh hiệu Vinh dự Nghệ sĩ Nhân Dân Nhà Nước, vì đã góp phần trực tiếp xây dựng nghệ thuật của dân tộc.

Tiểu sử NSND Khải Hưng

  • Họ và tên: Nguyễn Khải Hưng
  • Danh hiệu: NSND Khải Hưng
  • Sinh nhật: Năm 1948
  • Nguyên quán: Hà Nội, Việt Nam.
  • Tình trạng hôn nhân: Đã lập gia đình
  • Học vấn: Trường đại học Sân Khấu Điện Ảnh Hà Nội.
  • Nghề nghiệp: Nghệ sĩ, đạo diễn, phó đạo diễn, quay phim,…
  • Năm hoạt động: 1983 – Nay

Tác giả Nguyễn Đắc Hải

“Viết để bộc bạch, để khám phá và được là chính mình” - đó là cách tôi gửi tặng cho đời những câu chuyện tuyệt vời và nhân văn. Cảm ơn bạn vì đã biết đến tôi với vị trí Thư ký tòa soạn của Tạp chí điện tử Người Nổi Tiếng.

Từ chối cánh cửa đại học – Châu Bùi ‘vang danh’ trên con đường Fashionista

NSND Trần Phương – chàng ‘Ảnh Đế’ điển trai đời đầu của làng điện ảnh Việt Nam