(Nghesiviet.info) – NSND Trần Phương, nam diễn viên ‘Hot boy’ đời đầu của làng điện ảnh Việt Nam. Đồng thời, ông cũng là người đạo diễn đã tạo ra những bộ phim kinh điển siêu xuất sắc, nhận được nhiều sự yêu mến từ khán giả. Ông cũng từng được nhà nước trao tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007.
Nghệ sĩ nhân dân Trần Phương (sinh 10/4/1930 – mất năm 26/8/2020), tên đầy đủ là Trần Đức Phương. Ông được đánh giá là ‘Con át chủ bài’ của làng điện ảnh đời đầu của Việt Nam.
Với gương mặt cực kỳ điển trai và tài năng diễn xuất hơn người, Trần Phương đã cống hiến cả đời vì nghệ thuật. Để lại những dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả Việt, về tấm gương lao động chân chính, không biết mệt mỏi, buông xuôi là gì.
Ông ra đi trước sự đau buồn và thương tiếc của biết bao nhiêu bạn bè và người hâm mộ.
Chàng ‘Ảnh Đế’ huyền thoại của nền điện ảnh Việt Nam những năm 50s
Sinh ra và lớn lên tại Thành Phố Thái Nguyên. NSND Trần Phương từ năm 16 tuổi đã bỏ học, tham gia kháng chiến chống Pháp cứu nước. Dù đang trong hoàn cảnh chiến tranh, đời sống đói khổ nhưng với đam mê diễn xuất, Trần Phương vẫn mong muốn được theo học nghệ thuật. Ông trở thành học viên đầu tiên của Trường Văn nghệ nhân dân tại Chiến khu Việt Bắc.
Tuy không được đào tạo trong môi trường chuyên nghiệp và bài bản. Nhưng NSND Trần Phương đã xuất sắc lĩnh hội được mọi thể loại từ văn học, kịch nói, tuồng chèo, diễn xuất cho đến dựng Phim. |
Với khả năng ứng biến cùng sự đa tài của mình. Trần Phương lọt vào ‘mắt xanh’ của nhiều người và được dẫn dắt bởi những tên tuổi lẫy lừng như Nguyên Hồng, Tô Hoài, Song Kim, Thế Lữ, Cả Tam, Đoàn Phú Tứ,…
Năm 1955, ông đầu quân cho Xưởng phim Truyện Việt Nam, trở thành diễn viên xuất sắc và góp mặt trong nhiều bộ phim nổi tiếng một thời như Chung Một Dòng Sông (1959), Chị Tư Hậu (1963), Biển gọi (1967), Truyện vợ chồng anh Lực và nổi bật nhất là Vợ Chồng A Phủ (1959). |
‘Có tâm ắt sẽ có tầm’ – Trần Phương: Tấm gương lao động vì nghệ thuật
Tài năng của Trần Phương không chỉ nằm ở trái tim và sự thông minh, tài giỏi. Ông còn rất siêng năng và có tâm với nghề.
Thời kỳ chuẩn bị cho bộ phim Vợ Chồng A Phủ, ông nghe theo lời khuyên của thầy Tô Hoài lên vùng cao sinh sống. Để có thể hiểu được nhân vật A Phủ, Trần Phương sống suốt 3 tháng ròng rã trên núi cao cùng người Mông, học chăn bò, cưỡi ngựa… Và thành thục nếp sống người dân tộc, không thua kém một chàng trai người Mông nào.
Diễn xuất của ông được nhiều người khen ngợi là hoàn hảo trong mọi khoảnh khắc. Nét diễn tự nhiên, hòa mình với bối cảnh ông thể hiện như chính mình là nhân vật ấy. Bất kể mọi bối cảnh từ rừng núi, chiến tranh, sông nước cho đến nông thôn, thành thị.
Chưa kể đến tài năng, ngoại hình và gương mặt siêu điển trai của NSND Trần Phương lúc bấy giờ đã làm ‘chao đảo’ không biết bao nhiêu trái tim các cô gái trẻ. NSƯT Đức Lưu cũng thừa nhận: “Phải nói Trần Phương thật sự rất đẹp trai, là con át chủ bài của làng điện ảnh.”
Nhưng đôi khi, vẻ điển trai ấy làm ông đôi lần khó xử với vợ. May mắn thay, vợ ông lại là người phụ nữ hiểu chồng, yêu chồng. Lúc sinh thời ông từng ‘dở khóc dở cười’ kể: “Tôi và diễn viên Trà Giang khá thân với nhau, khi đóng phim có cảnh ngủ chung giường, tôi lại sợ vợ không thích. Nhưng không ngờ, bà ấy lại thân với Trà Giang hơn cả tôi. Thậm chí còn mời cô ấy đến nhà trò chuyện.”
NSND Trần Phương – Người thầy lớn của các thế hệ diễn viên trẻ
Sau những vai diễn thành công, ông lui về phía sau màn ảnh và trở thành một đạo diễn phim với nhiều bộ phim nổi tiếng như Mưa rơi trên thành phố, Tội lỗi cuối cùng, Hy vọng cuối cùng, Hoàng Hoa Thám, Dòng sông hoa trắng,… Từng gây ‘cháy vé’ hàng loạt phòng chiếu từ Bắc vào Nam. Thành công đoạt về Bông Sen Vàng Và Bông Sen Bạc tại Liên Hoan phim Việt Nam.
Trước khi làm đạo diễn chính, Trần Phương cũng tự thân thực hiện các vai trò như thư ký, phó đạo diễn, quay phim, hậu trường ánh sáng,… Bởi càng yêu nghề, ông càng cẩn trọng, để có thể hoàn thành vai trò đạo diễn một cách chuyên nghiệp nhất.
Bằng tinh thần ham học hỏi, siêng làm ít nói và thái độ có tâm với nghề của Trần Phương đã trở thành cảm hứng cho các thế hệ diễn viên sau này.
NSND Lan Hương từng chia sẻ rằng: “Tôi đã học được những bài học đầu tiên của một nghệ sĩ điện ảnh từ nghệ sĩ Trần Phương. Tố chất nghệ sĩ của cụ đã có sẵn trong máu. Tôi học được cụ cách diễn không phải bằng kỹ thuật, mà là bằng những cảm xúc tươi mới với nghề”. |
Cố NSND Trần Phương ra đi để lại tiếng vang muôn đời
Với những cống hiến cho nền điện ảnh nước nhà, ở vai trò người đạo diễn, Trần Phương được trao tặng danh hiệu Nghệ Sĩ Nhân Dân năm 2001. Đến năm, 2007, những bộ phim kinh điển của ông được trao tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ Thuật.
NSND Trần Phương đã rời xa thế gian ở tuổi 91, vào một buổi sáng tại Hà Nội vì tuổi già. Khi nghe tin, những diễn viên, đạo diễn, quay phim,… bất kể ai đã từng làm việc với Trần Phương đều rơi lệ, nghẹn ngào tưởng nhớ về hình ảnh người nghệ sĩ cần mẫn, tài sắc vẹn toàn một cách đầy luyến tiếc… |
Người ta sẽ nhớ mãi hình ảnh chàng ‘A Phủ’ điển trai một thời cùng người đạo diễn giản dị và tấm lòng yêu thương, đầy nhân ái với mọi người.
Tiểu sử cố NSND Trần Phương
- Họ và tên: Trần Đức Phương
- Nghệ danh: NSND Trần Phương
- Sinh nhật: Ngày 10 tháng 04 năm 1930
- Mất ngày: 26 tháng 08 năm 2020
- Nguyên quán: Thái Nguyên, Việt Nam.
- Tình trạng hôn nhân: Đã lập gia đình
- Học vấn: Trường Văn nghệ nhân dân Việt Bắc
- Nghề nghiệp: Nghệ sĩ, diễn viên điện ảnh, diễn viên kịch, đạo diễn, phó đạo diễn, quay phim,…
- Năm hoạt động: 1960 – 2020