Violinist Anh Tú – mạch nguồn mê đắm

Nói đến Violinist Anh Tú, có thể vài người sẽ thấy hơi lạ lẫm. Nhưng đổi cách gọi: Tú xỉn Vionlin thì dám chắc không ít người yêu âm nhạc sẽ phải ồ lên thích thú. Một Tú xỉn chẳng dễ lẫn lộn với bất cứ nghệ sỹ Violin nào.

Tôi không thể quên cái lần xem anh biểu diễn ở quán café nhạc mang tên “Guitar for you” (G4U). Anh – áo kẻ ca rô, quần jeans,  tóc dài túm gọn sau gáy. Chỉ một bản nhạc mà anh chơi đến 5 lần.

Lần thứ nhất: “Đây là kiểu chơi của người học Violin được 3 năm!”. Lần thứ hai “Đây là kiểu 10 năm!”. Rồi “15 năm!”. “20 năm!”. Và lần thứ 5, lần cuối cùng, Tú tếu táo: “Tôi sẽ kéo Violin bằng trình độ của một giáo sư Violin, mặc dù tôi chưa phải là giáo sư”.

Một Tú ‘xỉn’ chẳng dễ lẫn lộn với bất cứ nghệ sỹ Violin nào.
Một Tú ‘xỉn’ chẳng dễ lẫn lộn với bất cứ nghệ sỹ Violin nào.

Cùng một bản nhạc, mà không lần nào khi âm thanh bật ra, khán giả không sởn gai ốc theo chiều hướng tịnh tiến dần. Tôi đã phải thốt lên hai chữ: “Quái kiệt!”

Bạn có nhìn thấy cái cách Tú “xỉn” chơi đàn. Cách anh điều khiển “nữ hoàng nhạc cụ” violin.

Bạn có nhìn thấy cái cách Tú “xỉn” chơi đàn. Cách anh điều khiển “nữ hoàng nhạc cụ” violin.
Bạn có nhìn thấy cái cách Tú “xỉn” chơi đàn. Cách anh điều khiển “nữ hoàng nhạc cụ” violin.

Sở dĩ được mệnh danh như vậy vì violin khá là kén người chơi. Giống như một nàng công chúa đỏng đảnh, mỏng manh rất dễ phật ý, dỗi hờn. Có lúc lại ương bướng như một chú ngựa bất kham, không dễ gì thuần phục. Vậy mà trong bàn tay của anh, chiếc vionlin trở nên ngoan ngoãn đến lạ kỳ.

Phải tận mắt nhìn chiếc violin đặt hờ hững trên vai, ngắm những ngón tay thon dài mảnh dẻ đang nắm mà như buông, mới thấy trọn vẹn sự tinh tế nơi nghệ sĩ Violinist Anh Tú .
Phải tận mắt nhìn chiếc violin đặt hờ hững trên vai, ngắm những ngón tay thon dài mảnh dẻ đang nắm mà như buông, mới thấy trọn vẹn sự tinh tế nơi nghệ sĩ Violinist Anh Tú .

Nếu chơi violin mà giống như một cuộc đua ngựa, thì hẳn Tú là một tay nài ngựa giỏi. Phải tận mắt nhìn chiếc violin đặt hờ hững trên vai, ngắm những ngón tay thon dài mảnh dẻ đang nắm mà như buông, mới thấy trọn vẹn sự tinh tế nơi Tú.

Chiếc violin dường như được kết nối với cơ thể anh nhờ một thứ keo vô hình đặc biệt.  Anh kéo Violin hồn nhiên như lẽ vốn dĩ ngẫu phải thế. Như thể người ta chỉ đang thong thả đi dạo mà thôi.

Chiếc vionlin trên vai Tú, tựa như một thực thể sống, có linh hồn. “Nàng” là người tình của anh.

Họ gặp nhau, quay cuồng trong vũ điệu của riêng mình. “Nàng” violin trong bộ xiêm y màu nâu gụ lóng lánh, tình tứ kề má anh, đầy khiêu khích dưới thứ ánh sáng mờ ảo diệu kỳ. Anh và “Nàng” mê đắm nhau.

Chiếc vionlin trên vai nghệ sĩ Anh Tú, tựa như một thực thể sống, có linh hồn. “Nàng” là người tình của anh.
Chiếc vionlin trên vai nghệ sĩ Anh Tú, tựa như một thực thể sống, có linh hồn. “Nàng” là người tình của anh.

Bất kể lúc nào, khi cầm vào đàn, Tú đều chơi  như “nhập đồng”. Cho dù đó là một khán phòng sang trọng với các chuyên gia thẩm âm trình độ cao; một quán bar, phòng trà đắt tiền hay đơn giản là một quán café nhạc bình dân ồn ã.

Chưa buổi diễn nào “Tú xỉn” có mặt lại không chật kín chỗ ngồi. Tú phục sức giản dị, mái tóc dài có khi được buộc lại; có lúc lại xõa hẳn ra che khuất hơn nửa gương mặt. Anh có ma lực hấp dẫn toát ra tự thân mà không cần phải cố gắng chỉn chu, màu mè.

Tú “xỉn”, đứng giữa sân khấu, không gian bát nháo dường như không ảnh hưởng gì đến anh.

Khi tiếng nhạc cất lên, chẳng ai bảo ai, bất chợt đồng loạt trở nên im bặt. Nếu tinh ý sẽ thấy đôi bờ vai của nhiều người run lên khe khẽ.  Anh điệu nghệ từ cái hất đầu đến đôi tay dứt khoát với ngón út cong lên khi kéo xong một đoạn nhạc ngắn. 

Tú “xỉn”, đứng giữa sân khấu, không gian bát nháo dường như không ảnh hưởng gì đến anh.
Tú “xỉn”, đứng giữa sân khấu, không gian bát nháo dường như không ảnh hưởng gì đến anh.
Đến đoạn cao trào, Tú với tay ra phía sau xõa tóc, để mặc nó rối tung nhảy nhót theo tiết tấu hệt như một tay chơi nhạc Rock máu lửa. Tiếng vionlin của anh len vào từng tế bào cảm giác của khán giả. Lúc réo rắt, lúc lại thủ thỉ tâm tình. Khiến bỗng chốc bao nhiêu con người như mụ mị đi, buông thả để mặc anh dìu dắt đi đến bến bờ nào tùy ý…

Để đến khi những âm thanh cuối cùng kết thúc, phải mất vài phút sau mọi người mới như bừng tỉnh, và cơn mưa vỗ tay tràn lên như tiếng sóng. Tú “xỉn” lau mồ hôi lấm tấm trên trán, đặt một điếu thuốc lên môi.

Tú “xỉn” lau mồ hôi lấm tấm trên trán, đặt một điếu thuốc lên môi.
Tú “xỉn” lau mồ hôi lấm tấm trên trán, đặt một điếu thuốc lên môi.

Nụ cười hài lòng ẩn giấu sau làn khói thuốc nhạt nhòa. Bình thản và kiêu hãnh, như một chú sói xám Romania tắm mình dưới ánh trăng bàng bạc, ý thức được vẻ oai hùng của mình. À không, lắm lúc anh giống một phù thủy bí hiểm, tẩn mẩn bỏ bùa những “nạn nhân” và hân hoan trong nỗi khoái lạc đến từ quyền năng điều khiển.

Mỗi lần nghe Tú chơi nhạc, là một lần tôi nảy thêm một nhận định khác về anh. Chẳng lần nào giống lần nào.

Có lần, tôi cảm thấy mình chạm đến đáy sâu tâm hồn anh, qua âm nhạc. Nhưng lần khác, tôi lại thấy hình như không hẳn. Hóa ra, chúng tôi ở bên bờ này lặng nhìn, còn anh lênh đênh mãi ở đại dương bên kia.

Mỗi lần nghe nghệ sĩ Anh Tú chơi nhạc, là một lần tôi nảy thêm một nhận định khác về anh. Chẳng lần nào giống lần nào.
Mỗi lần nghe nghệ sĩ Anh Tú chơi nhạc, là một lần tôi nảy thêm một nhận định khác về anh. Chẳng lần nào giống lần nào.

Sau rốt, tôi thấy mình bất lực trong việc “cảm” Tú. Anh giống như một căn nhà nhiều cửa sổ. Mỗi cửa sổ lại mở ra một khung cảnh khác nhau.

Thế là, tôi đành ngậm ngùi thỏa mãn trong việc đơn thuần thưởng thức âm nhạc. Thay vì đi sâu tìm hiểu về con người thực của anh. Ranh giới giữa sự gần gũi và xa xôi nơi anh quá mong manh  để tôi có thể nắm bắt…

Tú rất ghét cái cách người ta nhắc đến anh, “thần đồng âm nhạc”, hay “huyền thoại vionlin”.

Anh vẫn hay nhăn mặt nói: “Gọi anh là “Tú xỉn” thôi, em!”. “Nick name này gắn với anh bắt đầu từ một kỷ niệm vui thuở còn sinh viên”.

Anh vẫn hay nhăn mặt nói: “Gọi anh là “Tú xỉn” thôi, em!”. “Nick name này gắn với anh bắt đầu từ một kỷ niệm vui thuở còn sinh viên”.
Anh vẫn hay nhăn mặt nói: “Gọi anh là “Tú xỉn” thôi, em!”. “Nick name này gắn với anh bắt đầu từ một kỷ niệm vui thuở còn sinh viên”.

Tú say sưa kể, giọng đều đều như vọng về từ một miền ký ức thăm thẳm: “Đó là từ năm đầu sơ cấp, một đêm, anh nhớ là trời chớm hè. Anh cùng với các bạn rủ nhau ra bãi cỏ phía trước sân trường Nhạc viện cũ, mang tất cả các nhạc cụ của từng bộ môn mình học ra để tập.

Đứa thì thổi sáo, đứa thì tam thập lục, rồi tranh, tì bà, nguyệt, đứa violin, đứa cello, đứa kèn cla… Hết phương đông rồi đến phương tây. Một giàn đồng ca hổ lốn với đủ thứ âm thanh tập tọe quái gở.

Màn đêm đen tịch mịch bị bọn anh làm cho náo động, vọng đến cả khu tập thể các giảng viên. Cuối cùng, một số thầy cô hầm hầm kéo xuống “tuần tra”. Những đứa bạn anh đã chơi xong phần của mình, khi nhác thấy bóng các thầy cô thì đều co giò lên chạy vì sợ bị kỉ luật.

Còn anh khi oẳn tù tì, phải chơi cuối, phần vì ấm ức chưa được chơi bản nào, phần vì bị làm “khán giả bất đắc dĩ” nãy giờ nên cương quyết bám trụ.

Tú “xỉn” như thế.  Là một, là riêng, là duy nhất… Và, khán giả, họ yêu anh!
Tú “xỉn” như thế.  Là một, là riêng, là duy nhất… Và, khán giả, họ yêu anh!

Anh chẳng nghĩ gì ngoài ý muốn duy nhất: “Mình phải chơi!”. Giữa đêm, thằng sinh viên non nớt là anh rất bình thản, cầm đàn lên, dồn hết “trí lực” chơi một mạch những bản nhạc anh ưa thích. Không hề nhận ra là các thầy cô đã đứng xung quanh, ngẩn người lắng nghe. 

Lúc đó, thế giới xung quanh anh chỉ còn có anh và âm nhạc.  Anh như lọt thỏm trong một chiếc lồng kính dày cộp. Còn lại chỉ là những hình ảnh loang loáng lướt qua chẳng chút nghĩa lý gì. Khi ấy, anh như người điên, người say, mê đắm trong mạch nguồn cảm xúc.

Từ đó, cái tên “Tú xỉn” đeo đẳng anh đến tận bây giờ. Như một thứ định mệnh, em ạ”.
Từ đó, cái tên “Tú xỉn” đeo đẳng anh đến tận bây giờ. Như một thứ định mệnh.

Hình ảnh đó đã thực sự gây ấn tượng với các thầy cô của anh. Sau khi anh chơi xong, họ không mắng anh. Trái lại trìu mến gọi anh là “Kẻ say xỉn”. Say xỉn với chính âm nhạc của mình. Từ đó, cái tên “Tú xỉn” đeo đẳng anh đến tận bây giờ. Như một thứ định mệnh, em ạ”.

Một lý do nữa, do tôi nghe những khán giả trung thành của FAN CLUB Tú “xỉn” rỉ tai là dường như lúc say xỉn Tú kéo violin điên cuồng hơn. Vì thế mà âm nhạc lúc đó da diết, khắc khoải hơn rất nhiều.

Trong mỗi buổi diễn, dưới chân Tú luôn thường trực một chai bia. Thi thoảng, mỗi khi ngơi tay, Tú ngửa cổ uống, chẳng cần mời ai. Anh là thế, tự do tự tại như một làn gió nơi thảo nguyên hoang dã.

Trong mỗi buổi diễn, dưới chân Tú luôn thường trực một chai bia. Thi thoảng, mỗi khi ngơi tay, Tú ngửa cổ uống, chẳng cần mời ai.
Trong mỗi buổi diễn, dưới chân Tú luôn thường trực một chai bia. Thi thoảng, mỗi khi ngơi tay, Tú ngửa cổ uống, chẳng cần mời ai.

Mặc kệ nhiều kẻ ra rả phê phán phong cách của anh quá tùy tiện, phớt lờ lời dè bỉu việc phân tâm khi chơi nhạc sẽ không tạo ra những bản nhạc hay. Người ta vẫn khóc, vẫn cười khi nghe anh đàn, vẫn say sưa dõi theo anh, buổi diễn của anh dù bán vé rất đắt hay miễn phí (cho các bạn sinh viên) thì vẫn cháy vé, chật kín.

Có lẽ, điều đó đã đủ minh chứng rằng có một Tú “xỉn” như thế.  Là một, là riêng, là duy nhất… Và, khán giả, họ yêu anh!

Nhiều người cho rằng tài năng của Tú “xỉn” là thiên bẩm.

Nhưng ít ai biết rằng để đạt được một thành tựu như hôm nay: đã lưu diễn trên hàng trăm thủ đô, đất nước lớn nhỏ, giữ vai trò độc tấu (soloist), bè trưởng chỉ huy dàn nhạc biểu diễn cho nhiều nguyên thủ trong và ngoài nước.

Nhiều người cho rằng tài năng của Tú “xỉn” là thiên bẩm.
Nhiều người cho rằng tài năng của Tú “xỉn” là thiên bẩm.

Được trực tiếp hội đồng các giáo sư, nghệ sĩ cổ điển hàng đầu thế giới tuyển chọn và trở thành nhạc công trẻ tuổi nhất Việt Nam tham gia Dàn nhạc trẻ gồm các nhạc công xuất sắc nhất châu Á.

Anh cũng giữ kỷ lục là giảng viên violin trẻ tuổi nhất của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

Tú đã trải qua sự khổ luyện bằng cả máu, mồ hôi và nước mắt. Sinh ra trong một đại gia tộc có nôi truyền thống nghệ thuật, được tiếp xúc từ nhỏ với rất nhiều các loại hình âm nhạc. Tú thường nghe mẹ kể lại rằng khi còn bé, chỉ cần nghe thấy tiếng đàn violin, dù đang khóc thét anh có thể ngay lập tức nín thinh, say sưa lắng nghe và thiếp vào giấc ngủ độ nào không hay.

Năm 2 tuổi, mẹ tặng anh món quà là một chiếc vionlin cỡ nhỏ nhất. Anh lập tức yêu thích đến nỗi ôm cây đàn mọi lúc mọi nơi thay vì chơi robot, ôtô đồ chơi như các bạn cùng trang lứa.

Anh giữ kỷ lục là giảng viên violin trẻ tuổi nhất của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
Anh Tú giữ kỷ lục là giảng viên violin trẻ tuổi nhất của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

Nói còn chưa sõi, chẳng bắt chước ai, anh đã tự chập chững bước tới cạnh mẹ và người bạn là một thầy giáo violin, nói: “Con cũng… làm nghệ sĩ vi-o-on (violin) cơ!”. Khiến cả hai cười ồ lên. 

Đã gần 30 năm, mỗi ngày 15, 16 tiếng anh đều đứng bên cây đàn và say sưa tập luyện để trở thành một “Tú xỉn Violin” của ngày hôm nay.

Nhưng Tú cũng vẫn thú nhận rằng, lắm khi anh cũng “rắp tâm” thoát khỏi cái chất “xỉn” ấy.

Anh đổi tên facebook cá nhân thành “Anh Tú Tỉnh Táo”. Xem chừng anh rất cương quyết hãm bớt cái con người bất kham của mình, buộc nó tuân theo kỷ luật nhưng có vẻ là một điệp vụ bất khả thi.

Anh Tú cũng vẫn thú nhận rằng, lắm khi anh cũng “rắp tâm” thoát khỏi cái chất “xỉn” ấy.
Anh Tú cũng vẫn thú nhận rằng, lắm khi anh cũng “rắp tâm” thoát khỏi cái chất “xỉn” ấy.

Lắm lúc khi chơi đàn (đương nhiên là có chút cồn kèm theo), Tú nhăn nhó: “Đến đường về tôi còn chả nhớ!”. Mọi người tưởng anh nói đùa, chỉ những người thân tình mới biết rằng anh nói thật. May mắn rằng vợ anh cũng là một người theo nghệ thuật. Chị là thạc sỹ Opera, hết lòng ủng hộ anh.

Người ta nói, không có gì khó hơn làm vợ một nghệ sĩ.

Những đêm biểu diễn hoang dại, đắm đuối đến độ kiệt cùng của anh, luôn có mặt chị. Chị chỉ đứng lặng lẽ một góc, trìu mến ngắm nhìn anh.

Những giây phút hạnh phúc của nghệ sĩ Anh Tú bên cạnh người vợ dịu dàng tài sắc của mình.
Những giây phút hạnh phúc của nghệ sĩ Anh Tú bên cạnh người vợ dịu dàng, tài sắc của mình.
Anh “xỉn”, cũng chẳng sao, vì chị luôn luôn tỉnh để lo lắng thay phần anh. Chị như ánh đèn vàng ấm áp, như ngọn hải đăng để giữ cho con thuyền anh không chòng chành, lạc mất lối về…

Tú “xỉn” chọn violin? Hay violin chọn anh?

Có đáng bận tâm nữa chăng khi âm nhạc đối với anh từ lâu đã trở thành một thứ nhu cầu nội tại, như cơm ăn, như khí trời, như dòng máu chảy trong huyết quản. Sẽ còn lâu lắm, hoặc có thể không bao giờ Tú thoát khỏi cơn say dai dẳng, tiền kiếp của mình…

Sẽ còn lâu lắm, hoặc có thể không bao giờ  Anh Tú thoát khỏi cơn say dai dẳng, tiền kiếp của mình…
Sẽ còn lâu lắm, hoặc có thể không bao giờ Anh Tú thoát khỏi cơn say dai dẳng, tiền kiếp của mình…

Thôi, say được thì hãy cứ say!

Huyền Vũ (ANTGCT)

Tác giả Nguyễn Đắc Hải

“Viết để bộc bạch, để khám phá và được là chính mình” - đó là cách tôi gửi tặng cho đời những câu chuyện tuyệt vời và nhân văn. Cảm ơn bạn vì đã biết đến tôi với vị trí Thư ký tòa soạn của Tạp chí điện tử Người Nổi Tiếng.

Leave a Reply

Nghệ sĩ violin Hoàng Trương (Hoàng Rob) – kẻ ‘mộng du’ đi lạc vào thế giới âm nhạc?

MC Anh Tuấn: ‘Tôi rất ngoan nhưng tôi rất điên!’